Chứng khoán lao dốc 39 điểm phiên cuối tuần do lo ngại về biến chủng Omicron

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
16:16 - 03/12/2021
Chứng khoán trong nước lao dốc 39 điểm phiên cuối tuần do lo ngại biến chủng Omicron - Ảnh min h họa
Chứng khoán trong nước lao dốc 39 điểm phiên cuối tuần do lo ngại biến chủng Omicron - Ảnh min h họa
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về biến chủng Omicron, hơn 900 mã giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index giảm 39 điểm.

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 3/12 khá khả quan khi các chỉ số nhanh chóng lấy được sắc xanh. Dù vậy tâm lý thị trường khá yếu khiến giao dịch diễn ra khá chậm và chiều có hướng giảm nhẹ về cuối buổi sáng.

Lực bán bất ngờ gia tăng mạnh cuối phiên chiều, khiến VN-Index có phiên giảm điểm kinh hoàng nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Thị trường có khởi đầu khá ấn tượng nhờ sự khởi sắc của nhóm VN30 ngay từ những phút đầu tiên của phiên. Sắc xanh trong rổ chỉ số này đã giúp cho VN-Index lấy lại sắc xanh trong phần lớn thời gian của phiên sáng.

VN-Index bất ngờ lao dốc về cuối phiên - Đồ thị: TradingView

VN-Index bất ngờ lao dốc về cuối phiên - Đồ thị: TradingView

Việc thiếu sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột dẫn đến VN-Index nhanh chóng hạ độ cao. Và khi dần về cuối phiên chiều, thông tin về ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Đông Nam Á khiến lực bán bất ngờ dâng cao, thị trường lao dốc rất nhanh.

Từ khoảng giữa phiên chiều, tâm lý nhà đầu tư trở nên thiếu ổn định khi lực bán mạnh diễn ra trên diện rộng. Trước phiên ATC, thị trường chứng khoán đã rơi vào trạng thái bên bán mất kiểm soát. VN-Index mất 30 điểm ngay trước phiên ATC.

Áp lực bán diện rộng khiến hàng loạt cổ phiếu lớn lao dốc, trong đó nhiều mã bị kéo xuống mức giá sàn hoặc lộ giá sàn: BCM giảm sàn xuống 49.300 đồng/cp, GVR giảm 5,6% xuống 36.500 đồng/cp, BID giảm 5% xuống 42.000 đồng/cp...

Tổng số mã giảm điểm lên đến 915, chiếm áp đảo khi gấp 3 lần số mã giảm (305 mã) và còn 134 mã đứng ở tham chiếu.

Gần như tất cả các chỉ số ngành đều chìm trong sắc đỏ. Nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 ghi nhận có đến 28/30 mã giảm giá, mã duy nhất giữ được sắc xanh là PDR và mã đứng tham chiếu là VJC.

Cổ phiếu trụ lao dốc trong phiên cuối tuần - Nguồn: VNDirect

Cổ phiếu trụ lao dốc trong phiên cuối tuần - Nguồn: VNDirect

Cổ phiếu trụ theo đó cũng có tác động rất xấu đến diễn biến chung. Mã VHM của Vinhomes giảm 2,6% trong phiên là lực cản lớn nhất cho thị trường. Các mã có đóng góp tiêu cực tiếp theo là BID, GVR và VIC.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm 38,73 điểm (2,61%) xuống 1.443,32 điểm. Sàn HoSE có 415 mã giảm trong khi chỉ 61 mã tăng. Điều này đưa chỉ số trở lại vùng giá ở thời điểm đầu tháng 11.

Tương tự trên sàn niêm yết trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 8,96 điểm (1,96%) xuống 449,27 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 208 mã giảm và 28 mã đứng giá. UPCoM-Index 2,44 điểm (-2,13%) xuống 112,11 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức cao và tăng mạnh so với phiên trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 37.312 tỷ đồng, tăng 37% so với phiên trước. Khối ngoại vẫn bán ròng khoảng hơn 400 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Sắc đỏ bao trùm phiên cuối tuần - Ảnh chụp màn hình

Sắc đỏ bao trùm phiên cuối tuần - Ảnh chụp màn hình

Diễn biến bán tháo chỉ bất ngờ xuất hiện cuối phiên và vượt xa dự báo các nhà phân tích. Yuata Việt Nam cho rằng, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền sẽ còn suy yếu và phân hóa.

Rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có dấu hiệu tăng dần cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua vào ở nhóm cổ phiếu này. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục được khuyến nghị đưa về mức thấp khoảng 40 – 45% danh mục.

Theo Chứng khoán Rồng Việt, nhìn chung thị trường chưa có định hướng cụ thể. Dự kiến thị trường sẽ cần thêm thời gian để thăm dò và kiểm tra lại tín hiệu hỗ trợ.

Mặc dù thị trường chưa có định hướng nhưng vẫn đang ở vùng hỗ trợ nên nhà đầu tư cần chờ tín hiệu cụ thể từ thị trường. Tạm thời vẫn có thể giữ ổn định danh mục nhưng chỉ nên ở mức cân bằng, tránh rơi vào trạng thái quá mua do nhìn chung thị trường vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.

Diễn biến này của thị trường trong nước cũng đang trái ngược với thị trường quốc tế. Chứng khoán Mỹ hôm qua phục hồi trên diện rộng sau khi bị bán tháo trong hai phiên trước giữa lo lắng về biến thể Omicron.

Chỉ số Dow Jones tăng 618 điểm, tương đương 1,82% nhờ sự dẫn dắt đi lên của cổ phiếu Boeing. Chỉ số S&P 500 tăng 1,42% lên 4.577 điểm hay Nasdaq Composite thêm 0,8%. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 tăng vượt trội 2,7%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.