Chuyển đổi số sẽ giải bài toán của ngành y tế Việt Nam

Y Tế Việt nAM
16:44 - 30/12/2021
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam có những thách thức đáng kể khi dân số Việt Nam đang có “cơ cấu vàng” và bắt đầu có xu hướng già hóa.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam có những thách thức đáng kể khi dân số Việt Nam đang có “cơ cấu vàng” và bắt đầu có xu hướng già hóa.
0:00 / 0:00
0:00
Ngành y tế đang có những bước chuyển đổi số mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên hiệu quả còn chưa đạt kỳ vọng nhất là trong việc ứng dụng mô hình công nghệ khám chữa bệnh từ xa.

Chuyển đổi số trong ngành y tế Việt Nam hiện nay đang có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Trong khuôn khổ Hội thảo cấp cao về Y tế số năm 2021 (Digital Healthcare Summit) sáng 30/12, ông Luke Treloar, Phó Tổng Giám đốc cấp cao KPMG Việt Nam còn cho rằng, tiềm năng này còn đến từ tốc độ tăng trưởng khả quan của nền kinh tế.

Cụ thể, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch, Việt Nam so với các nước láng giềng trong khu vực vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng dương. “Trong bối cảnh đó, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam lại có những thách thức đáng kể khi dân số Việt Nam đang có 'cơ cấu vàng', với một nửa dân số dưới 30 tuổi và bắt đầu có xu hướng già hóa trong thời gian tới”, ông Luke Treloar nói.

Hội thảo Cấp cao về Y tế số 2021 - Digital Healthcare Summit, sáng 30/12.

Hội thảo Cấp cao về Y tế số 2021 - Digital Healthcare Summit, sáng 30/12.

Với xu hướng già hóa trên, theo đại diện KPMG Việt Nam, ngoài Covid-19 thì các bệnh không lây nhiễm cũng đang gia tăng đáng kể tại Việt Nam, tạo ra nhu cầu lớn hơn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phối hợp và dài hạn phục vụ cho các bệnh mãn tính. Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng từ thị trường các bệnh truyền nhiễm sang thị trường các bệnh không lây nhiễm. Điều này sẽ thay đổi bối cảnh cơ hội cho quá trình điều trị.

Trong khi đó, một tình trạng mà ngành y tế Việt Nam thường xuyên gặp phải nhưng chưa có cách giải quyết là các bệnh viện tắc nghẽn, quá tải. Đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém trong khi nhu cầu người bệnh ngày một tăng cao. Ông Luke Treloar cũng nhấn mạnh thực tế dù tỷ lệ bình quân số bác sĩ trên đầu người của Việt Nam đã đạt mục tiêu quốc gia nhưng vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt.

Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân cũng không đồng đều. Bệnh nhân khu vực nông thôn khó khăn hơn bệnh nhân khu vực thành thị trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Trong khi đó, theo ông Luke Treloar, chi tiêu cho y tế của Việt Nam đang cao hơn các nước phát triển, nhất là khi các bệnh viện công lớn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính làm gia tăng phí khám chữa bệnh.

Phó Tổng Giám đốc cấp cao KPMG Việt Nam cho rằng, những bài toán y tế nói trên sẽ có thể được giải quyết bằng việc chuyển đổi số. “Để thực hiện được điều này, cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt. Việc thông qua kết nối internet ổn định cùng với kế hoạch thương mại hóa 5G trong tương lai gần sẽ nâng cao sự phát triển của nền y tế số của Việt Nam”, ông Luke Treloar cho biết.

Tuy nhiên, ông Luke Treloar cũng cho rằng những bất cập của y tế số Việt Nam khi chưa có sự kết nối dữ liệu và chưa có khả năng chia sẻ khai thác. Dữ liệu bị hạn chế giá trị sử dụng trong nội bộ và phục vụ quản lý hành chính. Hay tình trạng có dữ liệu nhưng không thể khai thác, không đủ điều kiện khai thác.

Ảnh tác giả

"Tiềm năng từ dữ liệu y tế số sẽ mang lại lợi ích giảm sai sót, chống gian lận về thanh toán bảo hiểm y tế, tiết kiệm thời gian, thủ tục hành chính. Trong tương lai sẽ mang lại khả năng tối ưu hoá chi phí, nâng cao hiệu quả tài chính trong quá trình điều trị từ phát triển hệ sinh thái y tế số".

Ông Luke Treloar, Phó Tổng Giám đốc cấp cao KPMG Việt Nam

Cùng chia sẻ những trăn trở về quá trình số hóa trong y tế, PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhận định, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này hiện còn chưa rõ ràng và dễ hiểu. “Nhận thức về khám chữa bệnh từ xa còn thô sơ, rất mong Quốc hội sớm quan tâm và luật hóa việc này nhất là trong việc chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 tự cách ly tại nhà”, ông Hiếu nói.

Đồng tình với ý kiến của ông Hiếu, PGS. Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc điều hành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng cũng cho rằng, đọc các thông tư mới về chuyển đổi số do Bộ Y tế ban hành chỉ thấy đó mới là kế hoạch thực hiện chứ chưa thể coi là một văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân thực hiện. Việc này xuất phát từ việc chúng ta chưa hiểu rõ về một bệnh viện số vận hành như thế nào.

Ảnh tác giả

“Bộ Y tế hối thúc xây dựng bệnh viện số nhưng cái gốc cái nền móng chưa có nên trước hết phải xây dựng hạ tầng. Phải đảm bảo kết nối được các bệnh viện với nhau thành một chuỗi liên kết ngành y tế thì chuyển đổi số mới thành công. Bộ y tế cần xây dựng một trung tâm dữ liệu để tập trung database và từ đó liên thông các bệnh viện”.

PGS. Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc điều hành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng

Để chuyển đổi số ứng dụng hiệu quả vào công tác khám bệnh từ xa

Theo PGS. Nguyễn Lân Hiếu, bản chất chuyển đổi số cần nguồn lực rất lớn do vậy cần phải có lộ trình quy hoạch bài bản.

“Cần xác định mục tiêu lớn nhất là gì, sau đó thí điểm có hiệu quả và lan tỏa ra mô hình rộng. Công nghệ chỉ là công cụ của chuyển đổi số còn bộ não của chuyển đổi số về chính những bác sĩ những người vận hành các công cụ số hóa đó, ông Hiếu bày tỏ quan điểm.

Ảnh tác giả

"Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ sở y tế cấp trên và cơ sở y tế cấp dưới trong khám chữa bệnh từ xa. Đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan liên quan sớm có văn bản chính thức quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ sở y tế trong khám, chữa bệnh từ xa. Các trường hợp khám chữa bệnh từ xa hiện nay được người bệnh chi trả 100%, dẫn đến gánh nặng bệnh tật nặng nề hơn".

PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nhiều bệnh viện không có phòng tư vấn từ xa riêng, hệ thống công nghệ thông tin thiếu thiết bị, chất lượng kết nối mạng kém. Do vậy, cần xây dựng hội trường từ xa với đầy đủ màn hình lớn, camera, kết nối mạng ổn định, xây dựng Tele-ICU, Tele-RAD Trung tâm chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp nặng.

Theo PGS Hiếu, có những giải pháp để cải thiện vấn đề này như tổ chức các khóa học đào tạo từ xa cho các bác sĩ của các bệnh viện cấp thấp hơn, giúp họ có thêm kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó là xây dựng kế hoạch cụ thể để điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà, chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất và quy chế hoạt động của phòng khám.

Ngoài ra cầnbố trí nhân sự có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công tác tư vấn, hướng dẫn điều trị bệnh nhân, với lịch trình thường xuyên 24/24 giờ tại phòng khám. “Đội ngũ y bác sĩ cần phổ cập sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện có như Zalo, Zoom, Viber, Messenger... để hỗ trợ hiệu quả nhất cho bệnh nhân”, ông Hiếu đề xuất.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, công cuộc chuyển đổi số của ngành Y tế đã ghi nhận nhiều kết quả đáng chú ý như: 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, 100% văn bản tại Bộ Y tế đã được xử lý điện tử và áp dụng chữ ký số. Bước đầu công khai hơn 17.000 trang thiết bị, vật tư y tế, hơn 93.000 kết quả đấu thầu, trên 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ y tế.

“Tuy nhiên, để phục vụ người dân cũng như cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, việc phát triển các dịch vụ như hồ sơ sức khỏe điện tử, theo dõi, cảnh báo dịch bệnh, ứng dụng cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh sử dụng bệnh án điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo,… là cấp thiết hơn bao giờ hết. Trên thực tế, công tác này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, khiến cho kết quả, hiệu quả nhiều hoạt động chưa đạt kỳ vọng”, Bộ trưởng Long nhận định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.