Cổ phiếu công nghệ lao dốc, Phố Wall vẫn đổ dồn chú ý vào xung đột giữa Nga và Ukraine

CHỨNG KHOÁN MỸ
08:09 - 15/03/2022
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ khi Phố Wall chờ Fed tăng lãi suất. Nguồn: Zaara News.
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ khi Phố Wall chờ Fed tăng lãi suất. Nguồn: Zaara News.
0:00 / 0:00
0:00
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày 14/3, mở đầu một tuần quan trọng khi giá dầu giảm mạnh, nhà đầu tư "nín thở" theo dõi những diễn biến mới nhất từ cuộc chiến Nga – Ukraine cũng như chờ đợi đợt nâng lãi suất đầu tiên từ Fed.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 lùi 0,7% xuống 4.173,11 điểm, chỉ số Nasdaq Composite mất 2,04% còn 12.581,22 điểm. Cả 2 chỉ số này đều giảm phiên thứ 7 trong 8 phiên vừa qua. Trong khi, chỉ số Dow Jones gần như đi ngang, nhích 1 điểm lên 32.945,24 điểm, sau khi tăng tới 450 điểm hồi đầu phiên.

Biên độ giao dịch của chỉ số S&P 500 trong phiên giao dịch ngày 14/3. Nguồn: CNBC.

Biên độ giao dịch của chỉ số S&P 500 trong phiên giao dịch ngày 14/3. Nguồn: CNBC.

Tom Martin, Quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Globalt Investments, nhận định: “Tâm lý nhà đầu tư cũng khá tệ. Mọi người đang giữ vị thế của mình và không muốn bán hết tất cả vì họ hy vọng thị trường sẽ có một đợt phục hồi mạnh”.

Phố Wall tiếp tục chú ý đến xung đột giữa Nga và Ukraine, khi 2 nước này nối lại các cuộc đàm phán vào ngày 14/3. Một quan chức Ukraine cho biết các mục tiêu của nước này là đảm bảo quân đội Nga lập tức ngừng bắn và rút quân, cùng với những đảm bảo về an ninh khác.

Giao tranh đã gia tăng xung quanh thủ đô của Ukraine, Kyiv. Ảnh hưởng tài chính của các lệnh trừng phạt cứng rắn Nga sẽ trở nên tập trung hơn trong những ngày tới trước thời điểm thanh toán trái phiếu quốc tế chính phủ theo lịch sẵn có.

Cổ phiếu Apple, giảm 2,6%, là một trong những mã giảm mạnh nhất thuộc Dow Jones vào phiên giao dịch ngày 14/3. Cổ phiếu này đã dẫn đầu đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ khi sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng các lệnh hạn chế vì đại dịch có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề về chuỗi cung ứng đang tồn tại ở đó. Cổ phiếu Intel và Salesforce lần lượt giảm 3,1% và 2,4%.

Cổ phiếu Qualcomm, một trong những mã giảm mạnh nhất thuộc S&P 500, lao dốc 7,2%. Cổ phiếu các nhà sản xuất con chip đều chìm trong sắc đỏ, với cổ phiếu Marvell sụt 4,5% và cổ phiếu Nvidia giảm 3,4%.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi giá hàng hóa, vốn đã tăng mạnh gần đây trong bối cảnh xung đột, đã hạ nhiệt.

Hợp đồng dầu WTI sụt 5,7% xuống 103,01 USD/thùng. Trong phiên, dầu WTI đã tích tắc rớt mốc 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ ngày 24/2/2022.

Hợp đồng vàng tương lai lùi 1,2% xuống 1.960,80 USD/oz.

Cổ phiếu các công ty năng lượng giảm cùng với giá dầu. Cổ phiếu Devon Energy “bốc hơi” 10,1% và cổ phiếu Coterra Energy sụt 9,7%.

Nhà đầu tư cũng tập trung chú ý đến Fed, vốn được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất mục tiêu thêm 0,25 điểm phần trăm từ mức 0 khi kết thúc cuộc họp 2 ngày vào ngày 16/3. Nhà đầu tư cũng chờ đợi ngân hàng trung ương sẽ đưa ra dự báo mới về lãi suất, lạm phát và nền kinh tế, trước những bất ổn từ căng thẳng địa chính trị leo thang.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.