Cổ phiếu nhà Vingroup tụt về đáy thấp nhất 16 tháng qua

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
17:41 - 10/02/2022
VIC đã có 4 phiên liên tục giảm.
VIC đã có 4 phiên liên tục giảm.
0:00 / 0:00
0:00
Từ khi công bố báo cáo tài chính ghi nhận mức lỗ kỷ lục đến nay, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup liên tục rớt giá. Chỉ sau 4 phiên, mã này đã đánh rơi 15% thị giá, kéo vốn hóa thị trường từ 350.000 tỷ đồng xuống 319.000 tỷ đồng.

Thị trường hôm nay ghi nhận sự phân hóa thành hai nửa xanh - đỏ ở tất cả các nhóm ngành. Bởi vậy, chỉ số VN-Index không có thay đổi nhiều khi đóng cửa, chỉ tăng nhẹ hơn 1 điểm so với hôm qua, đạt mốc 1506.79.

HNX-Index tăng tốt hơn được 4 điểm, đạt mức 428.24. UPCoM cũng chỉ tăng nhẹ 0,6 điểm, lên 112.64. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 25.182 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với hôm qua.

Rổ VN30 hôm nay tạo gánh nặng nhất khiến VN-Index không thể tăng điểm. Trong đó, VIC và VHM là hai thành viên có lực bán mạnh nhất khi mất đi lần lượt 2 % và 1,7%. Chốt phiên ở mức 84.000 đồng, VIC đã tụt về đáy thấp nhất 16 tháng qua. Mức này tương đương vùng giá đầu tháng 10/2020 của VIC.

Thanh khoản của cổ phiếu này vẫn duy trì mức rất cao với khối lượng khớp đạt hơn 11 triệu, tương đương 924 tỷ đồng. Khối lượng bán ra là 7,3 triệu; trong đó khối ngoại bán ra tổng cộng 453 tỷ đồng. Có thể thấy, VIC đang trong nhịp giảm cực mạnh khi nhà đầu tư tiếp nhận thông tin kinh doanh kém tích cực của Vingroup trong năm 2021.

Ngoài VIC và VHM thì HPG sau 2 phiên tăng mạnh cũng đảo chiều giảm 0,6%. Ngoài ra, nhiều mã lớn khác giảm từ 1-2% như VPB, VJC, STB, SSI, PDR… Chiều tăng có POW tốt nhất với tỷ lệ 4,2%. Các mã tăng còn lại là CTG, FPT, GAS, GVR, MBB, MSN, PLX, SAB, VCB, VRE, với tỷ lệ 1-2%.

Trong nhóm ngân hàng, các mã đỏ và đứng giá chiếm ưu thế hơn, tuy nhiên chỉ có SHB giảm mạnh 2,1%, còn lại nhịp điều chỉnh không đáng kể. Trái lại, các mã tăng ít nhưng lại tăng khá tốt. Đó là PGB +7,8%, ABB +7,1%, KLB, LPB, MBB, CTG, NAB tăng hơn 1%. Còn lại EIB, VCB, SSB chỉ tăng nhẹ.

Nhóm dầu khí giao dịch tích cực hơn phiên hôm qua khi chỉ có 3 mã giảm là PTV, PVB và TOS. Các mã còn lại tăng khá tốt: OIL +3,4%, BSR +3%, PVD +2,8%, PLX +1,9%, PVS +1,8%...

Nhóm chứng khoán ghi nhận phần lớn các mã đổ đỏ, chỉ có APS, BMS, BSI, CSI, DSC, HBS, IBC, OGC, PHS, PSI, TCI, TVS, VDS, VIX ở chiều tăng. Tương tự nhóm ngân hàng, tỷ lệ điều chỉnh các mã giảm ở nhóm này không đáng kể nhưng chiều tăng có TVS kịch trần, DSC +7,3%, APS +6,5%, VDS +4,2%...

Nhóm thép sau 2 phiên tưng bừng thì hôm nay bắt đầu hạ nhiệt. Ngoài HPG thì HSG -0,1%, TLH -3%, POM -1,7%, SMC -1,6%... Chỉ có NKG ngược dòng +2%.

Xây dựng là nhóm đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với nhiều mã tăng trần như DIG, L14, LLM, CEO, PTC, TGG, VE2, DPG, IDJ… Nhiều mã khác cũng tăng tốt như DC1 +12,1, TV6 +11%, L35 +8,1%, VCC +7,4%, VSE +7,3%, NBB +6,7%, FDC +5,6%, SIC +5%...

Trái lại, dòng tiền lại không lan sang “người anh em” bất động sản khiến các mã lớn như FLC, GEX, DXG, TCH, VCG, TSC, FIT, IDJ… đều giảm điểm. Riêng FLC khớp hơn 16,4 triệu đơn vị, giảm 2,1% xuống 11.800 đồng.

Hôm nay, HoSE chào đón “tân binh” PGV của Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3). Với giá tham chiếu 39.480 đồng/cp, PGV có phiên chào sàn thành công khi đóng cửa +6,3% lên 42.000 đồng, khớp 0,18 triệu đơn vị.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.