Đại biểu Quốc thảo luận về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự

QUỐC HỘI Việt nAM
22:44 - 09/11/2022
Đại biểu Dương Khắc Mai: Quỹ phòng thủ dân sự cần xác định rõ, cụ thể chi hỗ trợ theo đúng nội dung chi của từng quỹ. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Dương Khắc Mai: Quỹ phòng thủ dân sự cần xác định rõ, cụ thể chi hỗ trợ theo đúng nội dung chi của từng quỹ. Ảnh: quochoi.vn
0:00 / 0:00
0:00
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự, trong đó một số đại biểu bày tỏ quan điểm về quy định Quỹ phòng thủ dân sự.

Phát biểu tại Hội trường, Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp ghi nhận thời gian qua, công tác phòng thủ dân sự đã đáp ứng được yêu cầu phòng chống, ứng phó khắc phục hậu quả thảm họa sự cố thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo vệ an ninh tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng bị chi phối bởi nhiều luật khác nhau như Luật Quốc phòng, Luật Phòng chống thiên tai, Luật An ninh quốc gia, Luật Phòng cháy chữa cháy...

Đại biểu nhấn mạnh việc thực tiễn trong công tác ứng phó, khắc phục thiên tai do các luật khác bị chi phối lại có nhiều, rất nhiều Ban Chỉ đạo, chỉ huy đôi lúc thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ. Do đó, cần phải có sự thống nhất chung trong tổ chức, thực hiện để mang lại hiệu quả và vì vậy việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là hết sức cần thiết.

Cho ý kiến là chính sách Nhà nước trong phòng thủ dân sự, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng dự thảo Luật còn quy định quá chung chung. Do đó, đề nghị cần quy định cụ thể từng chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để dễ thực hiện.

Đại biểu Đồng Tháp cũng đặt vấn đề có nên thành lập quỹ phòng thủ dân sự nữa hay không vì theo đại biểu, liên quan đến hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố hiện đã có Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ phòng, chống dịch…

"Trong phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường thì nhiều người dân tham gia đóng góp, trong đó có cả công chức, viên chức, giờ thêm Quỹ Phòng thủ dân sự nữa thì cần thiết hay không", đại biểu đặt câu hỏi.

Ngoài ra, theo đại biểu, việc điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan cho Quỹ phòng thủ dân sự là chưa phù hợp. Dẫn chứng từ Quỹ bảo vệ môi trường, ông Hòa đánh giá lâu nay đang được thực hiện tốt, giờ điều tiết cho quỹ khác mà gây sự cố, mất cân đối ai chịu trách nhiệm.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Góp ý về nội dung này, đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông thống nhất cao sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự với các căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Góp phần hoàn thiện dự án Luật, đại biểu cho rằng, về tổng thể, việc ban hành Luật Phòng thủ dân sự là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước cũng như trong hội nhập quốc tế.

Về Quỹ phòng thủ dân sự tại Điều 44, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị khi Quỹ phòng thủ dân sự hình thành trên cơ sở điều tiết từ các quỹ cần phải xác định rõ, cụ thể chi hỗ trợ theo đúng nội dung chi của từng quỹ, không thể chi hỗ trợ từ quỹ phòng, chống thiên tai cho các thảm họa, sự cố ngoài thiên tai.

Đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh, việc ban hành Luật Phòng thủ dân sự không chỉ đảm bảo tính thống nhất, hoàn thiện, bao quát đầy đủ các lĩnh vực mà còn mang tính chiến lược trong nhiệm vụ lập pháp để ứng phó với những bất thường của thiên nhiên, những bất cẩn của con người.

Thành lập Quỹ phòng thủ dân sự là cần thiết

Tiếp thu một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cũng làm rõ thêm về Quỹ phòng thủ dân sự.

Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ, việc thành lập Quỹ phòng thủ dân sự là cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp; củng cố, sửa chữa các công trình hạ tầng của Nhà nước và của nhân dân; bảo đảm cấp thiết lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác trong bối cảnh xảy ra thảm họa, sự cố.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.

Theo Bộ trưởng, dự thảo luật quy định Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở Trung ương và ở địa phương cấp tỉnh. Nguồn tài chính của Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành trên cơ sở hỗ trợ đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, điều tiết từ quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến thảm họa sự cố; bảo đảm Quỹ phòng thủ dân sự hoạt động không chồng chéo, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Bộ trưởng lấy ví dụ trong phòng, chống dịch COVID-19 cần tăng cường nguồn tài chính mua vắc xin nên thành lập Quỹ vắc xin. Dù lúc đó Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ bảo vệ môi trường vẫn còn nhưng nếu áp dụng các quỹ này thì luật chưa cho phép, cho nên phải có quỹ mới.

Do đó dự thảo luật quy định điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến phòng thủ dân sự là phù hợp, bảo đảm linh hoạt, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.