Dow Jones ghi nhận phiên giảm sâu nhất kể từ 2020, lao dốc hơn 1.000 điểm

Dow Jones MỸ
10:18 - 19/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2020 vào ngày 18/5, sau khi một tập đoàn bán lẻ lớn cảnh báo áp lực chi phí gia tăng, xác nhận mối lo ngại tồi tệ nhất của nhà đầu tư về lạm phát tăng cao và khơi dậy đợt bán tháo mạnh trong năm 2022.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/5, chỉ số Dow Jones rớt 1.164,52 điểm (tương đương 3,57%) xuống 31.490,07 điểm, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020. Đây cũng là mức đóng cửa thấp nhất của Dow Jones kể từ tháng 3/2021.

Dow Jones giảm mạnh hơn 1000 điểm trong phiên giao dịch ngày 18/5. Nguồn: CNBC.

Dow Jones giảm mạnh hơn 1000 điểm trong phiên giao dịch ngày 18/5. Nguồn: CNBC.

Chỉ số S&P 500 lùi 4,04% xuống 3.923,68 điểm, cũng chứng kiến phiên giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020. Chỉ số Nasdaq Composite mất 4,73% còn 11.418,15 điểm, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 5/5/2022. Đợt bán tháo diễn ra trên diện rộng và dữ dội trên Phố Wall với chỉ có 8 mã ghi nhận sắc xanh thuộc S&P 500.

Thị trường quay trở lại tình trạng bán tháo mạnh sau khi 2 báo cáo kết quả kinh doanh quý I liên tiếp từ Target và Walmart khiến nhà đầu tư lo ngại về việc lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng. Đây cũng là phiên thứ 5 Dow Jones sụt hơn 800 điểm trong năm nay, tất cả đều xảy ra khi hoạt động bán tháo cổ phiếu gia tăng trong vòng 1 tháng qua.

Cổ phiếu Target bốc hơi 24,9% vào ngày 18/5 sau khi báo cáo lợi nhuận quý I thấp hơn nhiều so với dự báo của Phố Wall vì chi phí nhiên liệu và bồi thường tăng cao. Target cũng có doanh số bán hàng thấp hơn ước tính cho các mặt hàng không thiết yếu như TV.

Biên độ giao dịch của cổ phiếu Target trong phiên ngày 18/5. Nguồn: CNBC.

Biên độ giao dịch của cổ phiếu Target trong phiên ngày 18/5. Nguồn: CNBC.

Diễn biến trên thị trường xảy ra sau khi Walmart vào ngày 17/5 đã công bố lợi nhuận thấp hơn so với dự báo do chi phí nhiên liệu và lao động cao. Cổ phiếu Walmart vào ngày 17/5 lao dốc 11% và giảm 6,8% vào ngày 18/5.

Các công ty bán lẻ khác cũng bị ảnh hưởng bởi kết quả lợi nhuận quý I không đạt kỳ vọng của Target – với quỹ SPDR S&P Retail ETF sụt 8,3%. Cổ phiếu Amazon mất 7,2% và cổ phiếu Best Buy giảm 10,5%.

Cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác đã bị áp lực bởi lạm phát và nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm kìm hãm lạm phát thông qua nâng lãi suất, dẫn đến một số lo ngại về khả năng suy thoái.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 2,9% sau khi tích tắc vượt mức 3% vào sáng ngày 18/5, khi nhà đầu tư quay trở lại trái phiếu như một kênh trú ẩn an toàn.

Dow Jones đã giảm 7 tuần liên tiếp, tuy nhiên thị trường chứng khoán Mỹ ổn định trong 3 phiên trước đó. Tuần trước, S&P 500 đã rơi vào thị trường “con gấu” – bốc hơi 20% so với mức cao kỷ lục.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.