EVFTA mở ra cơ hội hấp dẫn tại thị trường EU năm 2022

Xuât khẩu Việt nAM
10:26 - 03/01/2022
EVFTA mở ra cơ hội hấp dẫn tại thị trường EU năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ ai thế giới, mỗi năm nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong đó các sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,3%. Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu nông sản cao, cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt.

Hiện chỉ có hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Do đó, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ...

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt, với khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU cắt giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với Trung Quốc, Thái Lan – hai thị trường nông sản lớn.

Sau hơn 1 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đi thị trường này đã có những sự thay đổi tích cực cả về lượng và chất, các doanh nghiệp Việt đang đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tận dụng các ưu đãi thuế quan của thị trường này.

Kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 54,87 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 38,48 tỷ USD, tăng 11,3% và kim ngạch nhập khẩu đạt 16,39 tỷ USD, tăng 14,04%.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dù bị ảnh hưởng nặng nề do làn sóng dịch thứ 4, nhưng thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, với kim ngạch đạt 51,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 35,96 tỷ USD, tăng 12,6% và nhập khẩu đạt 15,34 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất siêu sang EU 20,6 tỷ USD, tăng 9,8% so với mức xuất siêu của cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, ngày càng nhiều doanh nghiệp có thể tận dụng ưu đãi của Hiệp định thông qua việc sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi. Trong năm đầu thực thi EVFTA, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp khoảng 207.682 chứng nhận C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước EU.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại thứ 15 của EU và đã trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat), và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

Đồng thời nhờ EVFTA, Việt Nam đã tiếp cận được nguồn vốn lớn từ EU. Liên minh châu Âu hiện là nhà đầu tư (FDI) lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến tháng 11 năm 2021 đạt 22,4 tỷ USD.

Hiệp định EVFTA đã giúp kim ngạch xuất khẩu sang EU của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến tăng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033).

Đầu năm 2022, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại, và các ưu đãi thuế quan được hưởng từ EVFTA đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường tiềm năng EU.

EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản Việt Nam, đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp. Vì vậy, để tận dụng được các ưu đãi của EVFTA, các doanh nghiệp cần lưu ý các quy định của thị trường này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong đó có thể kế đến các quy luật về tuân thủ các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh. Theo đó, các doanh nghiệp không được lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát tập trung kinh tế có khả năng hoặc gây tác động hạn chế cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh phải được áp dụng một cách minh bạch và không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, EVFTA vẫn ghi nhận quyền tự chủ của mỗi Bên trong việc xây dựng và thi hành pháp luật về cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm với tiêu chí đầu tiên là về xuất xứ của sản phẩm. Theo đó, thủy sản xuất khẩu sang EU cần đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần túy, nghĩa là thuỷ sản thô, sơ chế và thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định EVFTA khi nguyên liệu thuỷ sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không nhập khẩu từ quốc gia khác.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm như giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các tiêu chuẩn SPS, các tiêu chuẩn về chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc, về vi sinh tồn dư trong các loại thực phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, cấp mã vùng trồng, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường,…

Ngoài ra, các tiêu chí về yêu cầu chung, độ chín, phân loại sản phẩm, nhãn mác, đóng gói, bao bì cũng cần được các doanh nghiệp lưu ý: Cần công khai tên, địa chỉ người đóng gói hoặc điều phối, nước xuất xứ, số lô để truy xuất nguồn gốc và chứng nhận, chứng nhận hữu cơ,…

Song song với đó, đối với khách hàng tại thị trường EU, người tiêu dùng có xu hướng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có chứng nhận chất lượng như HACCP và GLOBALG.A.P. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được những chứng nhận này, giúp hàng hóa của Việt Nam thu hút hơn với những khách hàng ở thị trường này.

Tin liên quan

Đọc tiếp