FLC dự định mua lại tòa trụ sở từ ngân hàng OCB

flc OCB
10:01 - 01/07/2022
Logo FLC tại trụ sở 265 Cầu Giấy đã bị di dời từ đầu tháng 6.
Logo FLC tại trụ sở 265 Cầu Giấy đã bị di dời từ đầu tháng 6.
0:00 / 0:00
0:00
HĐQT Tập đoàn FLC vừa ban hành nghị quyết thông qua việc FLC cùng CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ Ngân hàng OCB. Giá chuyển nhượng được xác định bởi bên thứ 3 là đơn vị thẩm định giá độc lập.

Theo Nghị quyết HĐQT đã thông qua, FLC cũng cho phép bán/chuyển nhượng tòa nhà 265 Cầu Giấy cho một bên khác với giá trị tối thiểu 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán) sau khi đã hoàn tất thủ tục mua lại tòa nhà từ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Trước đó, ngày 28/6, HĐQT FLC phê duyệt việc sử dụng 1.480 quyền sử dụng đất thuộc sở hữu hợp pháp của FLC tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai để bảo đảm nghĩa vụ tài chính của FLC và công ty con là Công ty TNHH Một thành viên FLC Land phát sinh tại OCB. Mục đích bảo đảm là để đổi chấp một phần và/hoặc toàn bộ các tài sản thế chấp đang đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ. Đồng thời FLC cũng đề nghị OCB xuất trả tài sản thế chấp cho Tập đoàn FLC.

Nghị quyết HĐQT FLC thông qua việc mua lại trụ sở từ OCB.

Nghị quyết HĐQT FLC thông qua việc mua lại trụ sở từ OCB.

Hồi tháng 9/2020, Tập đoàn FLC và CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes đã dùng tòa tháp văn phòng 42 tầng tại số 265 phố Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC, FLCHomes, CTCP Xây dựng FLC Faros (mã ROS), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã AMD) và CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.

Tòa nhà có 4 tầng hầm và 38 tầng nổi, được khai trương vào năm 2019. Trong đó, các tầng nổi từ 1 đến 5 là khu trung tâm thương mại, tầng 6 là khu kỹ thuật, các tầng từ 7 đến 37 là khu văn phòng. Theo văn bản của FLC thì tổng diện tích các sàn của tòa nhà này là hơn 101.000 m2.

Còn tài sản mà CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes gán nợ cho OCB là thửa đất số 265 Cầu Giấy, gồm Khu 2 1.160m2 (mục đích để xây dựng tháp văn phòng cao 38 tầng nổi và 4 tầng hầm) và Khu 3A+3B+3C 2.297m2 (để xây khu thương mại cao 5 tầng). Thời hạn sử dụng của các thửa đất đều là 50 năm kể từ ngày 3/1/2012.

Theo thông tin công bố, sau khi gán nợ tòa trụ sở chính, HĐQT Tập đoàn FLC quyết định thuê lại một phần diện tích của chính tòa nhà này để phục vụ hoạt động kinh doanh của FLC và các bên thứ ba do FLC chỉ định. Bên cho thuê là Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Tòa nhà 265 Cầu Giấy trở thành trụ sở chính của Tập đoàn FLC từ tháng 7/2019. Toà nhà từng có tên là FLC Twin Tower gồm 1 toà tháp văn phòng cao 38 tầng và toà chung cư cao 50 tầng, sau đó được mang tên Bamboo Airways nhằm quảng bá thương hiệu cho hãng hàng không mà tập đoàn vận hành từ đầu năm 2019. Khi chuyển về đây, FLC tiếp tục đổi tên thành FLC Group. FLC từng công bố mức đầu tư cho dự án này là hơn 5.200 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.