FLC tăng trần phiên thứ 6, ITA của Tân Tạo ‘quay xe’ khét lẹt

flc ITA
16:03 - 29/06/2022
Sau 6 phiên tăng trần, FLC đã tăng tới hơn 40%.
Sau 6 phiên tăng trần, FLC đã tăng tới hơn 40%.
0:00 / 0:00
0:00
Sau hai phiên đầu tuần tăng điểm, VN-Index đã có sự giằng co ở ngưỡng 1.200 điểm. Cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ phong độ trong khi FLC tiếp tục phiên thứ 6 tăng hết biên độ.

VN-Index điều chỉnh giảm sâu vào đầu phiên sáng và đầu phiên chiều, tuy nhiên lực cầu vẫn ổn nên kết phiên, chỉ số sàn HoSE chỉ giảm nhẹ 0,01 điểm. HNX-Index giảm 1,5 điểm còn UPCoM giảm 0,13 điểm. Thanh khoản lại sụt giảm so với phiên hôm qua với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch gần 3.000 tỷ đồng, bán ròng nhẹ 30 tỷ đồng. Dòng tiền khối ngoại tìm đến các mã ngân hàng như CTG, BID, STB. Bên cạnh đó, VHC, KBC, GMD, HAH, GEX, NLG cũng được mua nhiều. Ngược lại, DPM và HPG là 2 mã dẫn đầu chiều bị bán ròng, tiếp sau là DCM, NVL, VCB, VNM, VIC, DGC, PNJ…

Chỉ số VN30 cũng giảm nhẹ 0,01 điểm với lực kéo lên xuống từ BVH, GVR, SAB, PLX, PDR… còn chiều tăng với lực đỡ chính từ BID khi tăng 3,7%. Nhóm ngân hàng cũng tiếp tục giao dịch tích cực dù không được tưng bừng như hôm qua.

Nhóm thủy sản sau phiên bị chốt lời hôm qua lại hút được lực cầu lớn, là nhóm tăng điểm mạnh nhất. Hôm nay, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 5,7 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng thủy sản sang các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng lạc quan. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt từ 2,4 – 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhóm chứng khoán, vật liệu xây dựng, vận tải – kho bãi, công nghệ thông tin cũng kết phiên trong sắc xanh dù tỷ lệ chênh lệch không lớn. Còn lại chiều giảm cũng không có nhóm nào bị bán tháo, giá trị vốn hóa mỗi nhóm chỉ âm trên dưới 1%.

Diễn biến của chỉ số VN-Index và VN30 hôm nay. SSI

Diễn biến của chỉ số VN-Index và VN30 hôm nay. SSI

Hai mã cổ phiếu giao dịch đột phá hôm nay là ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và FLC của Tập đoàn FLC. Đây chính là 2 mã có khối lượng giao dịch cao nhất với lần lượt 42,3 và 32,7 triệu cổ phiếu được trao tay.

ITA gây bất ngờ khi tăng trần suốt phiên sáng, sau 2 phiên nằm sàn vì thông tin liên quan đến việc mở thủ tục phá sản của Tân Tạo. Mã này đóng cửa phiên tăng 6,2%. Ngày 28/6, Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có văn bản nhắc nhở và yêu cầu công bố thông tin gửi đến Tân Tạo yêu cầu xác minh và công bố thông tin trên.

Theo HoSE, ngày 23/5/2022, Sở đã có công văn yêu cầu ITA thực hiện yêu cầu này. Trong quá trình trao đổi bằng văn bản, ngày 14/6/2022, HoSE đã có cuộc họp với đại diện công ty để làm rõ yêu cầu thực hiện công bố thông tin về các Quyết định của Tòa án theo quy định. Tuy nhiên đến nay HoSE vẫn chưa nhận được phản hồi này từ phía công ty. Vì vậy, HoSE tiếp tục nhắc nhở và yêu cầu Tân Tạo xác nhận thông tin và công bố trong 24h kể từ khi nhận được công văn.

Còn FLC đã tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp, lên mức giá 5.660 đồng. Trước diễn biến đó, hôm nay, HoSE đã có văn bản gửi Tập đoàn FLC yêu cầu công bố thông tin giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp. Theo quy định mới của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, tổ chức niêm yết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp trở lên phải báo cáo, công bố thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu.

HoSE cũng có yêu cầu tương tự với Công ty CP Xây dựng FLC Faros khi cổ phiếu ROS tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 22/6 đến ngày 28/6 tăng, từ 1.800 đồng lên 3.000 đồng/cổ phiếu. Hôm nay, mã này đã giảm nhiệt nhưng vẫn tăng 3%.

Hôm nay, khi số liệu GDP quý 2/2022 được công bố với con số tăng trưởng 7,72%, cao nhất từ năm 2011 thì những diễn biến trên thị trường chứng khoán không cho thấy sự đồng pha. Điều này cho thấy cái nhìn của người tham gia thị trường về tương lai vẫn còn khá bi quan. Sau một giai đoạn giá xuống nặng nề, tâm lý nhà đầu tư không dễ dàng vực dậy chỉ với một vài thông tin tốt, giữa bối cảnh nền kinh tế và cả thị trường tài chính có nhiều biến động.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.