GDP của EU có thể giảm 0,3 - 0,4% do cuộc khủng hoảng Ukraine

KINH TẾ CHÂU ÂU
20:27 - 28/02/2022
Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ảnh: Deutsche Welle
Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ảnh: Deutsche Welle
0:00 / 0:00
0:00
Nhà kinh tế cấp cao Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chia sẻ rằng, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể làm giảm GDP của khu vực đồng Euro xuống 0,3% tới 0,4% trong năm 2022.

Đây được coi là một “kịch bản trung bình” do ông Lane đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng Thống đốc ở Paris hôm 24/2, chỉ vài giờ sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. ECB vì vậy cũng đang vật lộn nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng của sự việc này tới kế hoạch rút dần các biện pháp kích thích tiền tệ của mình.

Ngoài “kịch bản trung bình” trên, ông Lane cũng đưa ra một kịch bản nghiêm trọng khi GDP của Eurozone giảm gần 1%. Một kịch bản nhẹ nhàng là khi các sự kiện tại Ukraine không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới khối tiền tệ 19 quốc gia cũng được đưa ra. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì điều này rất khó xảy ra.

Những tính toán trên vẫn còn tương đối sơ bộ và chủ yếu dựa trên giá cả hàng hóa hiện tại. Tuy nhiên, chuyên gia Lane sẽ đưa ra những dự báo chi tiết hơn trong cuộc họp chính sách ngày 10/3 sắp tới của ECB – thời điểm mà cơ quan này sẽ đưa ra quyết định chính xác cho tương lai của Chương trình Mua Tài sản (APP) của mình.

Khi được liên hệ, phát ngôn viên ECB Christine Lagarde không đưa ra bất cứ bình luận nào. Sau đó bà nhận định hiện vẫn còn “quá sớm” để đánh giá được chính xác các tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine tới nền kinh tế khu vực.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras, một người nổi tiếng luôn ủng hộ mức lãi suất thấp, nhận định ECB nên tiếp tục việc mua trái phiếu, ít nhất là cho tới cuối năm nay nhằm giảm bớt ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Thậm chí người đồng cấp Robert Holzmann của Áo – một người nổi tiếng với các chính sách tiền tệ diều hâu, cũng đồng ý với nhận định trên. Ông cho rằng các sự kiện tại Ukraine có thể trì hoãn ECB khỏi việc loại bỏ các biện pháp kích thích.

Trong tháng 1 vừa qua, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên mức đặc biệt cao trong khu vực đồng Euro và chạm ngưỡng 5,1%. Nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra dự báo cuộc khủng hoảng tại Ukraine thậm chí còn có thể thúc đẩy giá năng lượng và lượng thực tăng cao hơn nữa. Chỉ số giá tiêu dùng tại Pháp – nền kinh tế lớn thứ 2 tại khu vực đồng euro đã ở mức 4,1% - mức cao hơn dự kiến trong tháng 1.

Dự báo lạm phát và tăng trưởng là những yếu tố quan trọng giúp ECB xác định xem có thể loại bỏ APP để mở đường cho đợt tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua hay không. Cho tới khoảng thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng ECB sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu và nâng lãi suất lên 50 điểm cơ bản vào tháng 12. Tuy nhiên với tình hình hiện tại, các kỳ vọng này đã dần được cắt giảm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Ngày 9/5, hay còn được gọi là Ngày Chiến thắng, một trong những ngày lễ lớn nhất tại Nga, hàng nghìn binh sĩ đã tham gia vào lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 79 năm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2.