Giá dầu bật tăng bất chấp nguồn cung dồi dào từ Trung Quốc

DẦU THÔ THẾ GIỚI
11:18 - 15/01/2022
Giá dầu bật tăng bất chấp nguồn cung dồi dào từ Trung Quốc
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô đang tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, bất chấp khả năng Trung Quốc giải phóng kho dầu dự trữ vào đợt Tết Nguyên đán.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 84,27 USD/thùng, tăng 2,15 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 14/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã tăng 2,54 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,25 USD/thùng, tăng 1,78 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới tới 2,19 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/1.

Giá dầu thô tăng vọt trong phiên giao dịch ngày hôm nay 15/1, nhờ nguồn cung thắt chặt và lo ngại Nga tấn công Ukraine, theo đó thúc đẩy giá dầu ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp, bất chấp các nguồn tin cho biết Trung Quốc dự kiến giải phóng kho dự trữ dầu vào Tết Nguyên đán.

Theo Reuters, Trung Quốc có kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu trong khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 31/1 đến ngày 6/2, như một phần của kế hoạch do Mỹ hợp tác với các nước tiêu thụ lớn khác để hạ nhiệt giá dầu toàn cầu.

Ông Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, cho biết thị trường nhìn vào bức tranh toàn cầu và nhận ra rằng tình hình cung so với cầu trên thế giới là rất chặt chẽ, điều đó tạo ra một động lực vững chắc cho thị trường dầu.

Trung Quốc đưa ra kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu vào dịp Tết Nguyên đán 2022. Nguồn: Internet.

Trung Quốc đưa ra kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu vào dịp Tết Nguyên đán 2022. Nguồn: Internet.

Các nhà giao dịch cũng không muốn bỏ lỡ thị trường khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine và trước một kỳ nghỉ lễ kéo dài tại Mỹ, ngày lễ Martin Luther King Jr, vốn thường ghi nhận khối lượng giao dịch thấp hơn, ông Flynn nói thêm.

Hôm 14/1, các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine nếu ngoại giao thất bại.

Theo ông John Kilduff, một đối tác của Again Capital Management, yếu tố rủi ro địa chính trị đã gia tăng, qua đó thúc đẩy giá dầu tăng.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD khi đồng bạc xanh ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong 4 tháng. Đồng USD yếu hơn làm cho hàng hóa trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.

Một số ngân hàng đã dự báo giá dầu ở mức 100 USD/thùng trong năm nay, với nhu cầu dự kiến sẽ vượt cung, đặc biệt là do hạn chế về năng lực sản xuất giữa các quốc gia thành viên OPEC+ trở thành tâm điểm của thị trường.

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, ông Mustafa Sanallah cho biết giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trừ khi các nguyên tắc cơ bản của thị trường thay đổi và đầu tư toàn cầu tăng. Ông nói thêm rằng sản lượng dầu từ nước này đạt tổng cộng 1,045 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết trong các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, theo một nguồn thạo tin. Nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, nước này có thể thúc đẩy xuất khẩu dầu, bổ sung vào nguồn cung toàn cầu, theo Reuters.

Mặt khác, việc giá khí đốt ở châu Âu liên tục tăng trong thời gian gần đây cũng dấy lên lo ngại về sự thiếu hụt trầm trọng hơn nguồn cung dầu trên thị trường, qua đó tạo động lực thúc đẩy giá dầu hôm nay đi lên.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp