Giá dầu tiếp tục tăng nhờ triển vọng phục hồi nhu cầu

DẦU THÔ THẾ GIỚI
11:16 - 17/01/2022
Giá dầu tăng vào phiên giao dịch đầu tuần mới 17/1
Giá dầu tăng vào phiên giao dịch đầu tuần mới 17/1
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay, nhờ nhu cầu tiêu thụ cũng như đầu tư dầu tăng cao khi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron không quá nguy hiểm như lo ngại và nguồn cung dầu thắt chặt.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 17/1, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 84,28 USD/thùng, tăng 0,46 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,29 USD/thùng, tăng 0,23 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu tăng vào đầu tuần bởi những tín hiệu lạc quan từ phía nhu cầu thị trường. Nguồn: Internet.

Giá dầu tăng vào đầu tuần bởi những tín hiệu lạc quan từ phía nhu cầu thị trường. Nguồn: Internet.

Giá dầu thô tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sán nay, sau khi tăng mạnh hơn 5% vào tuần trước nhờ triển vọng nguồn cung thắt chặt và căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Nga và Ukraine.

Ông Sunil Kumar Dixit, chiến lược gia kỹ thuật tại skcharting.com, cho biết làn sóng tăng giá hiện tại trên thị trường dầu có thể đưa giá dầu thô WTI lên 86,50 USD và sau đó là 90,30 USD nếu giá giữ vững trên mức 84 USD.

Ông Dixit cũng cảnh báo rằng đà tăng sẽ tạm dừng nếu giá đảo chiều và đóng cửa dưới mức 82,74 USD, một hiện tượng có thể xảy ra nếu câu chuyện về dầu thay đổi, như tồn kho dự trữ dầu thô của Mỹ bật tăng hoặc tác động của việc phát hành dầu từ kho dự trữ quốc gia.

"Giá đóng cửa hàng ngày dưới 82,74 USD sẽ khiến dầu WTI hướng tới mốc 79,50 USD, trong khi việc chốt phiên hàng tuần dưới mức này có khả năng kích hoạt sự điều chỉnh xuống 77,50 USD và các mốc 75 USD," ông nói thêm.

Trong khi đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của ngành dầu khí tại Mỹ đã giảm một nửa giá trị trong quý IV/2021 so với quý III, với tổng giá trị hàng năm thấp hơn mức trung bình trước đại dịch, Reuters dẫn nguồn dữ liệu do công ty phân tích Enverus cho biết.

Cụ thể, các nhà sản xuất dầu đã đạt được các thỏa thuận trị giá chỉ 9 tỷ USD trong quý cuối năm 2021, giảm 50% so với 18,5 tỷ USD của quý III/2021. Nhưng giá trị cả năm đạt tổng cộng 66 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước đó nhờ hoạt động M&A bứt phá trong quý II/2021 lên cao nhất trong hai năm.

Hoạt động M&A trong ngành đã bị ảnh hưởng vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 đẩy giá dầu và khí đốt xuống mức thấp kỷ lục, nhưng giá đã phục hồi mạnh mẽ vào năm ngoái, làm dấy lên làn sóng hợp nhất.

Tuy nhiên, điều đó cũng đã đẩy định giá lên cao, khiến người mua và người bán khó thống nhất về giá và dẫn đến khối lượng giao dịch ít hơn, trong khi giá trị thương vụ lớn hơn.

Theo dữ liệu của Enverus, các thương vụ ở thượng nguồn được ký kết vào năm 2020 và 2021 lần lượt là 172 và 179, so với mức trung bình gần 400 giao dịch mỗi năm trước Covid-19.

Sự kết thúc chậm chạp của năm thứ hai thị trường chịu ảnh hưởng của Covid-19 đã giữ tổng giá trị thương vụ dưới mức trung bình 72 tỷ USD của giai đoạn năm 2015 - 2019.

Giá dầu ngày hôm nay cũng được hỗ trợ với thông tin tích cực về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Dịch Covid-19 vẫn có xu hướng gia tăng số ca nhiễm mới do biến thể Omicron tại nhiều quốc gia và khu vực, nhưng có vẻ như nó không đủ “mạnh” để làm đảo lộn đà phục hồi của nền kinh tế. Các loại vaccine đang được sử dụng đều cho thấy hiệu quả đối với biến chủng này nếu được tiêm mũi tăng cường.

Việc triển khai hiệu quả các chương trình tiêm chủng vaccine có thể giúp các nước sớm gỡ bỏ các quy định hạn chế đi lại, qua đó sẽ giúp các lĩnh vực như du lịch, hàng không… phục hồi với tốc độ nhanh hơn. Điều đó là một tín hiệu tốt đối với thị trường nhiên liệu toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp