Giá dầu vững đà tăng do những lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Nga

DẦU THÔ THẾ GIỚI
10:33 - 19/03/2022
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 19/3 do những lo ngại về nguồn cung. Nguồn: Barrons.
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 19/3 do những lo ngại về nguồn cung. Nguồn: Barrons.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, nhưng ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp sau một tuần giao dịch đầy biến động vì lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 19/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 105,10 USD/thùng, tăng 2,12 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 107,75 USD/thùng, tăng 1,11 USD/thùng trong phiên.

Trước đó, chốt phiên giao dịch muộn ngày 18/3, giá dầu thô Brent giao sau tăng 1,2% lên 107,93 USD/thùng, sau khi tăng gần 9% vào phiên trước, mức tăng phần trăm lớn nhất trong một ngày kể từ giữa 2020.

Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,7% lên 104,70 USD/thùng. Trong phiên ngày 17/3, giá dầu WTI cũng tăng thêm tới 8%.

Kết thúc tuần, cả hai loại dầu ghi nhận mức giảm khoảng 4%, sau khi giao dịch trong phạm vi 16 USD. Giá đạt mức cao nhất trong 14 năm trong gần hai tuần trước đã dẫn tới các đợt chốt lời kể từ đó.

Giá dầu ngày 19/3 tiếp đà tăng mạnh khi các thương nhân né tránh các nguồn cung dầu Nga do lo ngại rủi ro từ các lệnh trừng phạt và việc nhiều nước ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga khiến tình trạng nguồn cung dầu thô thắt chặt thêm trầm trọng.

Sự bế tắc trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu từ Nga bế tắc càng làm cho lo ngại trên lớn hơn. Những nỗ lực khỏa lấp khoảng trống dầu Nga cũng như hạ nhiệt giá dầu của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn dường như là không đủ cho sự thiếu hụt này.

Cụ thể, sản lượng từ nhóm các nhà sản xuất OPEC+ trong tháng 2 thậm chí còn thấp hơn các mục tiêu so với tháng 1, các nguồn tin cho biết. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các thị trường dầu mỏ có thể mất 3 triệu thùng dầu Nga/ngày kể từ tháng 4.

Các nhà sản xuất dầu của Mỹ cũng đã cho thấy sự hạn chế đáng kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu. Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã giảm 3 giàn khoan dầu xuống còn 524 giàn khoan đang hoạt động.

Ở một diễn biến khác, Nga cho biết vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào sau ngày đàm phán thứ 4 với Ukraine, mặc dù hồi đầu tuần một số dấu hiệu tiến triển đã xuất hiện.

Ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbuch và Associates LLC ở Galena, Illinois (Mỹ) cho biết những kỳ vọng trước đó về một thỏa thuận hoặc ngừng bắn giữa Ukraine và Nga đã tan thành mây khói khi cuộc tấn công quân sự của Nga vào các thành phố quan trọng tiếp tục dẫn đến các biện pháp trừng phạt tài chính bổ sung chống lại Nga.

Mặt khác, giá dầu cũng đã chịu áp lực bởi những lo ngại về nhu cầu, với số ca mắc Covid-19 tăng cao tại Trung Quốc, trong khi các cuộc đàm phán chật vật với Iran đã trở thành yếu tố không lường trước trên thị trường.

Sự biến động đã khiến một số nhà đầu tư sợ hãi rời khỏi thị trường dầu mỏ, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự biến động giá, theo Reuters.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu cũng bị kìm hãm bởi đồng USD neo cao.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp