Giá xăng dầu tăng liên tục, doanh nghiệp vận tải "khó chồng khó"

NĂNG LƯỢNG Việt nAM
20:40 - 17/10/2021
Doanh nghiệp vận tải đã khó lại càng khó. Ảnh: Phước Nguyên
Doanh nghiệp vận tải đã khó lại càng khó. Ảnh: Phước Nguyên
0:00 / 0:00
0:00

Hết "than trời" vì phí xét nghiệm COVID-19 thời gian qua, nay các doanh nghiệp vận tải lại chịu ảnh hưởng nặng về việc giá xăng dầu liên tiếp tăng.

Bất chấp đã đạt mức cao nhất 7 năm đã được xác nâhnj hôm 11/10, giá xăng dầu hôm nay tiếp tục duy trì đà tăng mạnh khi các nhu cầu tiêu thụ dầu thô được dự báo vẫn không ngừng tăng, trong khi nguồn cung dầu chậm được cải thiện.

Đến đầu giờ sáng nay (16/10, theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 82,66 USD/thùng, tăng 1,35 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 15/10, giá dầu WTI giao tháng 11/2021 đã tăng 0,98 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 84,85 USD/thùng, tăng 0,85 USD/thùng trong và đã tăng 0,46 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 15/10.

Giá dầu vọt tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, thúc đẩy đà tăng của cổ phiếu vật liệu và năng lượng Mỹ.

Theo đó, dầu thô Mỹ tăng 2,5%, lên 81,31 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối năm 2014. Dầu Brent tăng 1,9%, lên 83,98 USD/thùng.

Nguyên nhân được cho là do tỉ lệ tiêm phòng COVID-19 cao hơn giúp hồi sinh các hoạt động kinh tế, khiến giá dầu Brent tăng trong 5 tuần qua và dầu thô tăng 7 tuần liên tiếp.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu và châu Á đang thúc đẩy một số quốc gia chuyển sản xuất điện từ khí đốt sang dầu.

Nhu cầu dầu thô toàn cầu tăng khiến giá dầu và khí đốt tăng mạnh. Đồng thời, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác ngoài khối (OPEC +) duy trì các hạn chế về nguồn cung do nhu cầu giảm trong đại dịch.

Chính vì sự biến động của giá dầu thế giới, thị trường xăng dầu của Việt Nam cũng ảnh hưởng. Do đó, giá xăng dầu tại thị trường nội địa tăng liên tục.

Đợt điều chỉnh giá xăng dầu mới đây nhất áp dụng từ từ 15h ngày 11/10, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 967 đồng/lít lên 21.683 đồng/lít, cao nhất kể từ tháng 11.2014. Trong khi đó, xăng RON 95 tăng thêm 934 đồng/lít.

Như vậy, giá các mặt hàng xăng trong nước đã có lần tăng thứ ba liên tiếp và hiện ở mức cao nhất trong vòng 7 năm.

Lý do giá xăng dầu tăng cao, theo Liên Bộ Công Thương - Tài chính, là do giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh. Và giá dầu thô có thời điểm vượt ngưỡng 82 USD/thùng, cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Qua đó, đây là lần thứ 2 liên tiếp Bộ Công Thương điều chỉnh giá xăng dầu tăng.

Doanh nghiệp vận tải đã khó lại càng khó

Theo ghi nhận của MEKONG ASEAN ghi nhận, chính vì giá xăng dầu tăng liên tục, nhiều doanh nghiệp vận tải phải “khóc ròng”, bởi kinh phí dành cho nguyên liệu quá cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp không được tăng giá cước phí. Nhiều doanh nghiệp vận tải chấp nhận hoà vốn, hoặc thua lỗ để đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Đại diện Công ty Tiếp vận và Thương mại Sông Hồng, ông Trương Ngọc Hùng cho biết, giá xăng dầu tăng liên tục trong thời qua đã đẩy các phí vận tải lên cao. Việc đội chi phí cao trong lúc này khiến cho không ít doanh nghiệp vận tải gặp tổn thất, thậm chí là bù lỗ để duy trì hoạt động.

Theo đó, việc tăng giá xăng liên tục trong thời qua đã tác động nhiều đến giá thành vận tải. Bởi doanh nghiệp phải gánh một chi phí lớn từ chi phí phòng chống dịch, lương công nhân và giá xăng dầu …. Tuy nhiên, giá cước vận tải đưa ra để phục vụ khách hàng lại không được tăng giá.

“Do dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn TP. Đà Nẵng, thành phố phải thực hiện các biện pháp mạnh để phòng dịch. Vì vậy, doanh nghiệp của tôi chỉ hoạt động cầm chừng. Vừa được mừng vì thành phố mở cửa hoạt động, tôi lại lo vì giá xăng dầu tăng”, ông Hùng tâm sự.

Theo đại diện của Công ty Bưu vận nội địa và quốc tế Đông Dương, thời gian gần đây, giá xăng dầu trong nước và quốc tế tăng giá liên tục. Điều này khiến cho các doanh nghiệp vận tải gặp không ít khó khăn. Do đó, các đơn vị vận tải phải tăng thêm chi phí vận hành, nhưng giá dịch vụ vẫn không thay đổi.

“Tôi hy vọng, nhà nước có những nghiên cứu, nắm bắt thị trường, để đưa ra nhận định đánh giá đưa ra biện pháp giúp bình ổn xăng dầu. Từ đó, doanh nghiệp vận tải yên tâm hoạt động, nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay”, vị đại diện này kỳ vọng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.