Hải Dương: Khai hội đình Trịnh Xuyên và công bố di tích là điểm du lịch

đình Trịnh Xuyên Ninh Giang
22:16 - 19/03/2024
Hải Dương: Khai hội đình Trịnh Xuyên và công bố di tích là điểm du lịch
0:00 / 0:00
0:00
Đình Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An thờ Nguyên soái Vũ Đức Phong, một vị tướng đời nhà Trần, người đã có công đánh đuổi giặc Chiêm Thành bảo vệ bờ cõi và đã được phong sắc Đạo Quang Minh Sỹ Đại Vương, được nhà Trần phong tước Trần Triều Nguyên Soái.

Sáng 19/3 (tức 10/2 âm lịch), tại Di tích đình Trịnh Xuyên, UBND xã Nghĩa An (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống, Kỷ niệm 690 năm ngày sinh Võ hầu tướng quân, Nguyên soái Vũ Đức Phong (1334 - 2024) và công bố Quyết định công nhận Di tích đình Trịnh Xuyên là điểm du lịch.

Khai mạc lễ hội đền Tranh - xuân Giáp Thìn 2024 và công bố Quyết định công nhận Di tích đền Tranh là điểm du lịch.

Khai mạc lễ hội đền Tranh - xuân Giáp Thìn 2024 và công bố Quyết định công nhận Di tích đền Tranh là điểm du lịch.

Đây là dịp để mỗi người, mỗi nhà trên quê hương thôn Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An… tôn vinh ân đức và những công lao to lớn của các bậc tiền nhân đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ giang sơn gấm vóc, đồng thời, thông qua công tác tổ chức lễ hội làm tốt công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc.

Ông Trần Văn Hãn, Phó Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết, theo tương truyền, đình Trịnh Xuyên, xã nghĩa An thờ Nguyên soái Vũ đức Phong, một vị tướng đời Trần đã có công giúp vua Trần Nghệ Tông đánh đuổi giặc Chiêm Thành bảo vệ bờ cõi.

Theo thần tích làng Trịnh Xuyên do Bộ Thượng Thư, Hàn lâm viện đại học sĩ thần Nguyễn Bính sao chép như sau: Hải Hưng đạo, Mộ Trạch xã có gia đình ông Vũ Thành không may gia cơ bị hỏa hoạn, không nơi nương tựa, ông làm lễ gia tiên để đi tìm nơi sinh sống, ông đã đi nhiều nơi rồi mới đến thôn Trịnh Xuyên sinh sống, ông kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Phương con gái của phú ông trong làng và sinh hạ được một người con trai đặt tên là Vũ Đức Phong.

Đình Trịnh Xuyên xã Nghĩa An thờ Nguyên soái Vũ Đức Phong, một vị tướng đời nhà Trần, người đã có công đánh đuổi giặc Chiêm Thành bảo vệ bờ cõi và đã được phong sắc Đạo Quang Minh Sỹ Đại Vương, được nhà Trần phong tước Trần Triều Nguyên Soái.

Đình Trịnh Xuyên xã Nghĩa An thờ Nguyên soái Vũ Đức Phong, một vị tướng đời nhà Trần, người đã có công đánh đuổi giặc Chiêm Thành bảo vệ bờ cõi và đã được phong sắc Đạo Quang Minh Sỹ Đại Vương, được nhà Trần phong tước Trần Triều Nguyên Soái.

Người con trai khi sinh ra đã đã trở thành một bậc kì tài thông minh, lên 5 tuổi đã đọc được kinh sử, trí tuệ thông minh, võ nghệ phi thường, sức khỏe vô song. Năm 18 tuổi, triều đình mở khoa thi, ông xin gia đình cho vào kinh ứng thi, lúc ứng tuyển ông ứng đối lưu loát, quảng bác, võ nghệ tinh thông.

Niên hiệu Khánh Niên thời nhà Trần ông được phong: Đốc lĩnh Võ hầu tướng quân kiêm Tham tán mưu, được vua ban kim ngân, gấm vóc binh thư. Ông đã lĩnh mệnh hồi hương về quê nội Mộ Trạch, quê hương họ Vũ sinh ra cụ Vũ Thành, người cha đã sinh ra và dạy dỗ ông thành đạt, mổ trâu, giết lợn làm lễ gia tiên và khao thưởng binh sĩ, chiêu đãi phụ lão hào kiệt, nhân dân trưởng ấu trong 3 ngày.

Do còn lưu giữ được những giá trị độc đáo về kiến trúc, lịch sử và văn hóa, năm 1992, di tích đình Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An được Bộ văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận hạng mục Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Do còn lưu giữ được những giá trị độc đáo về kiến trúc, lịch sử và văn hóa, năm 1992, di tích đình Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An được Bộ văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận hạng mục Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Về quê ngoại nơi sinh ra cụ Nguyễn Thị Phương, người đã nuôi dạy ông khôn lớn, ông cùng binh sĩ và nhân dân mổ trâu giết lợn bái tạ tổ tiên, khao thưởng binh sĩ ,chiêu đãi phụ lão hào kiệt nhân dân trưởng ấu, và ông mang 30 quan tiền xây dựng cung điện tại nơi sinh ra ông, xây dựng trong 50 ngày thì hoàn tất.

Ông hồi kinh nhậm chức được 15 năm, thì ở biên ải có thư cấp báo giặc Chiêm Thành khởi hùng binh tiến đánh kinh kì, vua Trần triệu tập các quan vào triều nghị luận. Các quan trong triều không ai có kế gì chống giặc, ông làm sớ tâu lên vua xin cấp 10 vạn tinh binh lên đường dẹp quân giặc, vua Trần hạ chiếu lệnh cho ông cùng binh sỹ lên đường dẹp giặc.

Ông dẫn 10 vạn hùng binh chia thành 5 đạo quân tiến thắng thành Gia Định dẹp giặc, trận đầu đại thắng, trận thứ hai không phân thắng bại, thế giặc ngày càng mạnh, để bảo toàn lực lượng, ông cho binh sỹ rút về Lý Nhân - Hà Nam thành lập 5 đồn để chống giặc. Quân Chiêm Thành tăng viện bao vây 4 mặt, chống cự không nổi, ông vừa đánh vừa rút, về đến phủ Khoái Châu, huyện Đông Anh, xã Đông Kết, giặc Chiêm Thành tiếp tục truy kích. Không để mình rơi vào tay giặc, ông ra giữa dòng sông Đông Kết ngửa mặt lên trời khấn vái rồi tuẫn tiết để giữ trọn chữ trung.

Năm 2015, Lễ hội truyền thống đình Trịnh Xuyên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận và xếp hạng danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2015, Lễ hội truyền thống đình Trịnh Xuyên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận và xếp hạng danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông mất vào ngày 10 tháng 5 năm 1373. Khi ông mất trời đất mù mịt, sấm chớp ầm ầm, dòng sông đỏ ngàu như máu. Thôn Trịnh Xuyên có một số tướng sĩ theo ông đi đánh giặc chạy thoát về loan báo ông đã tuẫn tiết để giữ trọn chữ trung. Do có công lao to lớn bảo vệ bờ cõi, ông đã được các triều đại phong kiến phong tước nhiều lần và hiện còn giữ nguyên 3 sắc phong Cảnh Hưng năm thứ 8, Cảnh thịnh năm thứ 4, Duy Tân năm thứ 3.

Nhà Trần phong tước cho ông là Trần Triều Nguyên Soái. Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị thần hoàng Vũ Đức Phong, nhân dân Trịnh Xuyên đã xây dựng lên cung Miếu và ngôi Đình cổ kính để phụng thờ. Theo suốt chiều dài lịch sử đất nước, trải qua bao thăng trầm sóng gió với những biến động của thời gian, do được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, ngôi đình cổ kính của địa phương vẫn tồn tại vững vàng.

Năm 1992, khu di tích đình Trịnh Xuyên được Bộ văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận và xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngôi đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Theo tương truyền ngôi đình được xây dựng vào thế kỉ thứ XV do tốp thợ lành nghề làng Bồ Dương đảm nhận. Mặt bằng xây dựng theo kiểu chuôi vồ được chia làm 3 hạng mục công trình nhưng liên kết thành một tòa gồm Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Ngôi Đình được trùng tu tháng 10 năm Canh Tý, niên hiệu Thành Thái.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngôi đình là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, là nơi mở đại hội chi bộ xã Nghĩa An lần thứ 3, là địa điểm tập kết của các đơn vị bộ đội chủ lực và du kích địa phương tổ chức đánh chiếm, phá hủy đồn bốt của giặc Pháp.

Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, ngôi đình là nơi tập kết kho thảm len của Bộ Ngoại Thương trung chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội, đây cũng là địa điểm tiễn đưa hàng chục thanh niên làng tham gia bộ đội chủ lực chống Mỹ cứu nước.

Năm 2023, di tích Đình Trịnh Xuyên được UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định công nhận là điểm du lịch, và là sản phẩm đạt chứng chỉ OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Năm 2023, di tích Đình Trịnh Xuyên được UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định công nhận là điểm du lịch, và là sản phẩm đạt chứng chỉ OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Trong thời kì đổi mới của quê hương đất nước, bằng sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự công đức của nhân dân và du khách thập phương, ngôi Đình đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần, cho đến nay công trình vẫn tồn tại vững vàng, đảm bảo yếu tố: Bền về tuổi thọ - đẹp về cảnh quan, xứng đáng là công trình văn hóa tâm linh cổ kính của địa phương.

Do còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc trong quá trình tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm… năm 1992, di tích đình Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An được Bộ văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận hạng mục Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2015, lễ hội truyền thống đình Trịnh Xuyên được Nhà nước ra quyết định công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, di tích Đình được UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định công nhận là điểm du lịch.

Thông qua các hoạt động tín ngưỡng trong lễ hội cùng với các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, trình diễn các trò chơi dân gian truyền thống mang tính tâm linh – nhớ về cội nguồn cũng là dịp để cộng đồng dân cư trên quê hương thôn, xóm và làng xã Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) tăng thêm tình đoàn kết xóm làng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, cùng mở rộng vòng tay đón bạn bè, du khách thập phương về chung hội làng và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất tinh thần do làng, xã kế thừa kế và phát huy….

Tin liên quan

Đọc tiếp