Hợp tác quốc tế kiểm soát nguy cơ bệnh truyền nhiễm từ động vật

Sức khỏe Bộ Y Tế
10:31 - 17/08/2022
Hợp tác quốc tế kiểm soát nguy cơ bệnh truyền nhiễm từ động vật
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh nhiều dịch bệnh nguy hiểm diễn ra trên toàn thế giới, một diễn đàn cấp cao thường niên đã được tổ chức nhằm xây dựng, hoàn thiện mục tiêu hướng tới kiểm soát, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ động vật sang người. 

Sáng 16/8 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường đồng tổ chức Diễn đàn cấp cao thường niên về 'Một sức khỏe' phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người (MSK), giai đoạn 2021-2025.

Diễn đàn là cơ hội cho các bên liên quan trao đổi khó khăn, vướng mắc và kiến nghị những giải pháp phù hợp để chuẩn bị, triển khai các chương trình hoạt động thực hiện mục tiêu của khung đối tác một cách hiệu quả.

Đây đồng thời cũng là cơ hội để kết nối giữa các cơ quan chính phủ, các đối tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân và các tỉnh thành.

"Một sức khỏe" (MSK) là một phương thức phối hợp xuyên ngành nhằm tăng cường sức khỏe con người, động vật và môi trường đã được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), Tổ chức Động vật Quốc tế (OIE) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh các vấn đề Việt Nam đang quan tâm hiện nay gồm giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lan truyền tác nhân gây bệnh trong mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm; phục hồi, tái thiết và kiểm soát rủi ro dịch bệnh mới nổi và tái nổi gây ra; kiểm soát tác nhân môi trường có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động vật và thực vật.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng phương pháp tiếp cận toàn xã hội để kiểm soát dịch bởi vì dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn xã hội, nên việc kiểm soát dịch không chỉ là nhiệm vụ của một mình ngành Y tế. Đây chính là phương pháp tiếp cận "Một sức khỏe" mà Việt Nam cũng đã áp dụng thành công để kiểm soát dịch cúm gia cầm A(H5N1), SARS, đại dịch cúm H1N1 trong những năm đầu thế kỷ 21.

Tiến sĩ Pawin Padungtod, Cố vấn cao cấp Trung tâm ứng phó khẩn cấp dịch bệnh động vật, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, "Một sức khỏe" là cách tiếp cận thích hợp nhất, nhằm mục đích cân bằng để phát triển bền vững và sử dụng nguồn lực tối ưu.

Việc áp dụng phương pháp "Một sức khỏe" đối với an toàn thực phẩm sẽ cho phép các quốc gia phát hiện, ngăn ngừa và đối phó với các bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề sức khỏe của cộng đồng liên quan đến thực phẩm một cách hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến mong muốn cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhằm tăng cường năng lực dự phòng, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh, giảm thiểu các tác động do bệnh truyền nhiễm lây từ động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật gây ra. Từ đó đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì một thế giới an toàn hơn trước các mối đe dọa dịch bệnh truyền nhiễm.

Các đối tác phát triển quốc tế tại Việt Nam như EU, UNDP, USAID, WHO... đều cam kết đồng hành và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc phòng, chống bệnh dịch từ động vật sang người sử dụng phương pháp tiếp cận MSK, thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trong Kế hoạch tổng thể quốc gia về MSK giai đoạn 2021-2025.

Chương trình Khung đối tác "Một sức khỏe" giai đoạn 2021 - 2025 được ký kết ngày 23/3/2022, tới nay, đã có 32 đối tác thành viên chính thức.

Kế hoạch tổng thể quốc gia "Một sức khỏe" về phòng, chống bệnh dịch từ động vật sang người do EU - Việt Nam hỗ trợ cũng được ba Bộ phê duyệt ngày 21/3/2022. Từ khi ký kết tới nay, đã có trên 50 chương trình, dự án đang được chuẩn bị và triển khai nhằm nỗ lực hỗ trợ triển khai kế hoạch.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.