Kinh tế Việt Nam 'đi qua thung lũng', chuyên gia hiến kế tạo động lực tăng trưởng mới

KINH TẾ VĨ MÔ Việt nAM
21:13 - 20/11/2021
Kinh tế Việt Nam 'đi qua thung lũng', chuyên gia hiến kế tạo động lực tăng trưởng mới
0:00 / 0:00
0:00
TS. Lê Xuân Bá nhận định, khi chính sách phòng chống dịch COVID-19 chuyển sang thích ứng trong trạng thái “bình thường mới”, nền kinh tế đã có những tín hiệu của sự phục hồi.

Suy giảm kinh tế đã chạm đáy, nhiều tín hiệu sáng trở lại

Nhận định về tác động của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021, TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay: "Đại dịch đã gây hậu quả tệ hại cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Bằng chứng là tăng trưởng GDP năm 2020 chỉ còn 2,91%, tăng trưởng GDP quý III năm nay thậm chí chạm đáy -6,17%. Dự báo cho cả năm nay, có người nói tăng trưởng có thể chỉ đạt 3-4%, nhìn chung các nhận định đều dưới mức 5% trong khi mục tiêu đề ra là tăng trưởng 6-6,5%”.

Tuy nhiên, theo ông Bá, khi chính sách phòng chống dịch COVID-19 chuyển sang thích ứng trong trạng thái “bình thường mới”, nền kinh tế trong tháng 10 vừa qua đã có những tín hiệu sáng của sự phục hồi khi các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt được dỡ bỏ và chuỗi cung ứng, lưu thông dần khôi phục.

Ảnh tác giả

Bối cảnh nền kinh tế nhìn chung là khó khăn, nhưng nhìn riêng thì cũng có nhiều tín hiệu sáng của sự phục hồi khi chuỗi cung ứng, lưu thông dần được khôi phục

TS. Lê Xuân Bá

Cụ thể, về sản xuất, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 6,9% so với tháng 9 mặc dù vẫn giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

(Nguồn: World Bank)

(Nguồn: World Bank)

Về tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước đạt 357,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với tháng 9 dù giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2020.

(Nguồn: World Bank)

(Nguồn: World Bank)

Về thương mại, theo Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu đang có chiều hướng đảo chiều, với xuất siêu tháng 10 đạt 2,74 tỷ USD, tính chung 10 tháng đầu năm xuất siêu 125 triệu USD. Riêng tháng 10, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 55 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 28,87 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng 9, nhập khẩu đạt 26,13 tỷ USD, giảm 2,0%.

Cán cân thương mại 10 tháng đầu năm 2021 chuyển xuất siêu (Nguồn: TCHQ)

Cán cân thương mại 10 tháng đầu năm 2021 chuyển xuất siêu (Nguồn: TCHQ)

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính chung 10 tháng đầu năm, FDI đăng ký đạt 23,74 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh thực tế Việt Nam vẫn là tâm điểm thu hút đầu tư quốc tế dù FDI thực hiện giảm 4,1% do ảnh hưởng của dịch bệnh làm trì hoãn thi công các dự án.

Về tình hình doanh nghiệp, theo Tổng cục Thống kê, tháng 10/2021, cả nước có 8.233 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 108,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 58,8 nghìn lao động, tăng 111,2% về số doanh nghiệp, tăng 73,9% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong tháng đạt 4.304 doanh nghiệp, tăng 29,8% so với tháng trước. Điều này thể hiện sự thích ứng nhanh của các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam và lòng tin vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

Tương tự nhận định của TS. Lê Xuân Bá, báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11/2021 do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố gần đây cũng nhận định số liệu kinh tế - xã hội tháng 10 cho thấy sự suy giảm kinh tế tại Việt Nam đã "chạm đáy" và tình hình kinh tế sẽ cải thiện, tăng trưởng được đẩy mạnh trong những tháng tiếp theo. Nhiều tổ chức nghiên cứu khác cũng đưa ra đánh giá tương đồng.

Dự báo tăng trưởng GDP quý theo ngành trong kịch bản cơ sở của VNDIRECT cũng cho thấy sự suy giảm kinh tế tại Việt Nam đã chạm đáy và nền kinh tế đang dần "đi qua thung lũng" (Nguồn: VNDIRECT)

Dự báo tăng trưởng GDP quý theo ngành trong kịch bản cơ sở của VNDIRECT cũng cho thấy sự suy giảm kinh tế tại Việt Nam đã chạm đáy và nền kinh tế đang dần "đi qua thung lũng" (Nguồn: VNDIRECT)

Trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, TS. Lê Xuân Bá nhận định chương trình phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam tới đây cần đặt rõ mục tiêu, coi vấn đề phòng chống dịch bệnh lên hàng đầu, đồng thời chú trọng an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Cải cách thể chế để tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn

Liên quan đến chương trình phục hồi kinh tế xã hội của Việt Nam, TS. Lê Xuân Bá nhấn mạnh vai trò của chính sách phục hồi kinh tế - xã hội nhanh, mạnh mẽ song song với đảm bảo ổn định tài khóa và các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Trong đó, vấn đề kiểm soát lạm phát và nợ xấu là hai rủi ro chính với kinh tế ở thời điểm hiện tại.

Ông Bá cho rằng để nền kinh tế phục hồi và phát triển thực chất, bền vững thì cần thiết phải đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm, trọng điểm được xác định rõ ràng, tránh tình trạng “dàn hàng ngang mà tiến”.

Cùng quan điểm với TS. Lê Xuân Bá, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cũng cho biết tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 rằng bên cạnh các gói hỗ trợ như giãn, giảm thuế phí, hỗ trợ lãi suất...mà Chính phủ đã, đang và sắp triển khai, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp. Bởi trong thời gian qua, thực tế triển khai hỗ trợ cho thấy nhiều bất cập về chính sách.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV thì nhận định cải cách thể chế là một trong số các biện pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn.

Ảnh tác giả

Một nguồn lực rất quan trọng là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài - cả trực tiếp và gián tiếp - trong bối cảnh xu thế dịch chuyển vốn đầu tư vẫn còn và Việt Nam vẫn là một ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài

TS. Cấn Văn Lực

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.