Lực cầu bắt đáy chưa nhập cuộc, nhóm chứng khoán bị 'bốc hơi' giá trị nhiều nhất

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
16:52 - 18/01/2022
VN-Index đã sắp chạm đáy của đợt giảm này?
VN-Index đã sắp chạm đáy của đợt giảm này?
0:00 / 0:00
0:00
Sau nhiều phiên bị bán tháo ồ ạt, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã giảm tới 30-40% nhưng lực cầu bắt đáy vẫn chưa xuất hiện. VN30 hôm nay nỗ lực chống đỡ vẫn không kéo nổi thị trường đang “tuột xích”.

Trong phiên sáng 18/1, thị trường đã có tín hiệu tích cực hơn khi đà bán phanh bớt, lực cầu xuất hiện. Đặc biệt, rổ VN30 đồng loạt đổ xanh khiến chỉ số này cũng nhanh chóng lấy lại nhiều điểm đã mất. Tuy nhiên, áp lực bán ngày càng mạnh dần lên ở nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng khiến nỗ lực của các blueschip cũng trở thành công cốc.

Kết phiên, VN-Index giảm gần 14 điểm, về mốc 1438.9; giá trị giao dịch đạt 22.963 tỷ đồng. HNX-Index còn thảm hơn khi mất tới 24 điểm, về mức 421.21; giá trị giao dịch đạt 2.490 tỷ đồng. Còn UPCoM cũng giảm gần 2 điểm, về 107.47; giá trị giao dịch đạt 1.906 tỷ đồng.

Nhìn chung phiên hôm nay, thị trường có sự phân hóa rõ ràng. Nhà đầu tư không còn bán tháo như phiên hôm qua nhưng nhóm cổ phiếu dính “thị phi” là bất động sản và xây dựng vẫn bị “xả hàng” tới tấp. Hàng loạt các mã vẫn nằm sàn với thị giá “bốc hơi” từ 7-10%. Điển hình như THD, DIG, CEO, DXG, L14, CII, HDC, ITA, FLC, TCH, ROS, LIC, BCG, NBB…

Các mã đổ đỏ cũng không đếm hết, trong đó có SJG giảm tới 13,7%. Các mã lớn như VIC, VHM, BCM, KBC, SSH, SNZ, NLG… cũng giảm mạnh. Trong nhóm này, một vài mã xanh thưa thớt là NVL, PDR, KDH, VRE, VPI, HPX, HBC, SCG, HUT… Tuy nhiên thị giá tăng chỉ 0,5-2%, không thấm tháp gì so với những phiên giảm sâu trước.

Dòng tiền hôm nay hướng đến rổ VN30, ngân hàng và dầu khí nên các nhóm này đã có sự phục hồi sau phiên tuột dốc không phanh hôm qua. Ở nhóm VN30, số mã đổ đỏ là 11, còn lại đều phủ sắc xanh.

Tuy nhiên lực cung vẫn mạnh hơn lực cầu nên lượng tiền hao hụt vẫn lớn hơn, dẫn đến chỉ số của nhóm tiếp tục bị mất đi 1,5 điểm. Trong đó, giảm mạnh nhất là SSI, POW, GVR với hơn 6,5%; các mã khác cũng giảm 1-3%. Trong khi đó ở chiều tăng, mạnh nhất chỉ có STB (4%) và VJC (3,3%); còn lại chỉ tăng nhẹ.

Giao dịch của rổ VN30 trong phiên hôm nay.

Giao dịch của rổ VN30 trong phiên hôm nay.

Ở nhóm ngân hàng cũng tương tự, các mã đổ xanh là ACB, BID, HDB, MBB, OCB, STB, TCB, VBB, VCB, VPB; nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Nhiều nhất chỉ có STB tăng được 4%. Ngược lại, các mã đỏ giảm sâu với BVB, NVB mất tới 8,5% thị giá. PGB, SHB, VAB cũng giảm 5-6%.

Nhóm dầu khí thì chia hai nửa rõ ràng nhưng lượng bán ra cũng nhiều hơn mua vào. Chiều tăng có PVD tăng mạnh nhất với 5,6%. PVB và PVS thì tăng được hơn 3%. Còn ở chiều giảm PTV,PEQ mất tới 8,8% thị giá; PVC giảm 3,8%.

Nhóm chứng khoán hôm nay nhìn có vẻ đỡ bi đát hơn hôm qua khi có 3 mã đã lấy lại sắc xanh là EVF, IBC, ORS. Tuy nhiên nhìn vào giá trị “bốc hơi” của các mã nằm sàn và đổ đỏ thì tình hình còn quan ngại hơn. Giảm mạnh nhất là SBS (-12,3%), VFS (-12,6%), APS (-10%), AAS (-9,9%), WSS, ART (-9,9%), HBS,VIG (-9,8%), TCI, PSI (9,2%). Các mã còn lại cũng đều giảm từ 4-8%.

Về mặt kỹ thuật, phiên hôm nay được cho là có diễn biến tích cực khi VN-Index chạm vùng hỗ trợ mạnh 1.400 -1.425 đã bật tăng trở lại khá tốt, đây là vùng hỗ trợ được tạo bởi đỉnh tháng 7/2021 và đáy tháng 12/2021 của thị trường nên có độ tin cậy cao.

Nhiều chỉ báo kỹ thuật khác vẫn trong trạng thái tiêu cực, tuy nhiên chỉ số về khối lượng giảm đột ngột chỉ còn gần 23.000 tỷ đồng trên HoSE cho thấy lực bán ra đang cạn dần. Tất nhiên chỉ số khối lượng này cần phải tính toán kỹ hơn vì có tới 90 mã sàn này chốt phiên ở mức giá sàn, nhiều cổ phiếu tắc thanh khoản khiến nhà đầu tư không bán được.

Trước thực trạng nhà đầu tư hoảng loạn khi thị trường lao dốc, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI đã có cảnh báo trên trang cá nhân trong phiên chiều 18/1: "Mọi người tự chuốc rủi ro cho mình khi mua cổ phiếu rác theo tin đồn, và hiện nay đừng tự gây thua lỗ khi bán cổ phiếu cơ bản như cổ phiếu rác!".

Trước đó, trong buổi Hội thảo "10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2021", ông Hưng đã từng đề cập đến cụm từ "cổ phiếu rác" để nhận định về hàng loạt mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng phi mã từ 100-400% chỉ trong 1 tháng, trong khi hiệu quả hoạt động kinh doanh không có gì nổi trội, thậm chí thua lỗ triền miên.

Khi đó, nhìn trên góc độ thị trường, Chủ tịch SSI cho rằng đà tăng của những cổ phiếu "rác" này là bình thường do lực cầu quá lớn. "Có chăng, sự bất thường sẽ phải đến từ những kiểm tra, đánh giá bởi cơ quan chức năng để tìm ra những hành vi thao túng giá, vi phạm công bố thông tin, tạo lập giá cổ phiếu nhằm kích thích nhà đầu tư mua vào…", ông Hưng chia sẻ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.