Masan tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua phát hành 7 triệu cổ phiếu

MASAN Vốn
16:22 - 15/06/2022
Ngày 15/6, Masan thông báo Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ lên 14.237 tỷ đồng
Ngày 15/6, Masan thông báo Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ lên 14.237 tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
Công ty CP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) vừa công bố thông tin ngày 15/6 về việc tiếp tục tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu theo chương trình cho người lao động.

Theo Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) nhằm ghi nhận đóng góp của người lao động trong năm qua, số lượng cổ phiếu mới được Tập đoàn Masan phát hành ngày 9/6 vừa qua là 7.083.207 cổ phiếu, có tổng mệnh giá là 70,8 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý II/2022,

Hiện trên thị trường cổ phiếu MSN đang giao dịch quanh mức 100.000 đồng/cp, tương đương cao gấp 10 lần so với giá trị mà MSN dự kiến phát hành là 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Như vậy, sau khi phát hành 7.083.207 cổ phiếu, vốn điều lệ của MSN sẽ tăng từ 14.166 tỷ đồng lên 14.237 tỷ đồng.

Tính theo thị giá hiện hành của cổ phiếu MSN, nếu phát hành thành công, lãnh đạo Masan sẽ nhận về lượng cổ phiếu trị giá khoảng 700 tỷ đồng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Masan triển khai chương trình ESOP cho người lao động.

Trước đó, ngày 9/5, Masan niêm yết bổ sung 236,1 triệu cổ phiếu sau khi phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20%. Nguồn phát hành là từ thặng dư vốn cổ phần theo báo cáo tài chính đến ngày 31/12. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 2.361 tỷ đồng.

Mới đây, tại đại hội cổ đông 2022, MSN đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp sẽ từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng, tăng 22% - 36% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt khoảng 6.900 - 8.500 tỷ đồng, tăng 82% - 124% so với năm trước, sau khi loại trừ các khoản thu nhập một lần và đóng góp từ mảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2021.

Thông tin công bố từ MSN cho biết thêm, trong quý I/2022, doanh thu thuần hợp nhất của MSN đạt 18.189 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi. Loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ.

Lãi sau thuế quý I tăng 452,5%, lên 1.895 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.596 tỷ đồng, gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi.

Nếu loại trừ mảng thức ăn chăn nuôi thì doanh thu của Masan năm nay vẫn tăng trưởng 12% so với cùng kỳ. Chủ yếu nhờ vào tốc độ tăng trưởng hai chữ số tại Masan Consumer Holdings (MCH) và Masan High-Tech Materials (MHT) cũng như doanh thu tăng nhẹ của nền tảng WinCommerce (WCM).

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, cổ phiếu của Masan đang dao động ở mức 106.000 đồng/cp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.