Mở lại toàn bộ đường bay quốc tế thường lệ từ ngày mai

Hàng KHông Việt nAM
17:24 - 14/02/2022
Các hãng hàng không sẽ được khai thác trở lại các đường bay quốc tế như thời điểm trước dịch Covid-19 với tần suất không hạn chế
Các hãng hàng không sẽ được khai thác trở lại các đường bay quốc tế như thời điểm trước dịch Covid-19 với tần suất không hạn chế
0:00 / 0:00
0:00
Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế từ 15/2. Do vậy, các chuyến bay quốc tế thường lệ trở lại hoạt động như trước khi xảy ra dịch COVID-19

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay, Việt Nam sẽ không hạn chế tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ bắt đầu từ ngày 15/2. Những quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế.

Đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Đáng chú ý, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sắp tới sẽ có những đường bay quốc tế tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ… được tổ chức.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, thời điểm này ngành hàng không đã sẵn sàng mọi mặt để khai thác toàn mạng bay quốc tế như trước khi bùng phát dịch COVID-19.

Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế từ 15/2

Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế từ 15/2

Về phía các hãng hàng không, hiện Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways đã khôi phục lại các đường bay quốc tế thường lệ tới các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Australia, châu Âu, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ chiều về được phép chở công dân Việt Nam về nước, khách công vụ, chuyên gia và thí điểm một số chuyến bay đón khách du lịch quốc tế.

Các hãng hàng không Việt Nam cũng nhận định nếu chậm triển khai, Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch mà còn với các nhà đầu tư.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã giao Cục Hàng không Việt Nam tổ chức trao đổi với Nhà chức trách hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam thời điểm trước dịch Covid-19, ngoài các thị trường đã được triển khai trong tháng 1.

Tần suất các đường bay này sẽ được tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.

Thực tế, với tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, các nước trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh để thu hút khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại sau khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát. Chính sách chủ yếu của các quốc gia là không hạn chế đối tượng và mục đích đi lại, bao gồm cả khách có quốc tịch nước sở tại, kiều bào và khách quốc tế (chỉ cần có hộ chiếu và thị thực hợp lệ).

Theo chỉ đạo của Chính phủ, chậm nhất là ngày 30/3 mở lại các đường bay quốc tế và tinh thần là mở cửa sớm được ngày nào tốt ngày đó. Thời điểm này phải mở cửa và phát động lại thị trường để các hãng hàng không lên kế hoạch, phương án khai thác, kế hoạch bán vé máy bay. Vấn đề hiện nay là tập trung tiếp thị và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về các điều kiện nhập cảnh để hành khách quốc tế đi/đến Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam phải báo cáo Bộ GTVT kết quả nối lại đường bay quốc tế trong tháng 2/2022 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.