Một thành viên ứng cử HĐQT Eximbank xin tự rút ngay tại đại hội

NGÂN HÀNG Việt nAM
18:21 - 18/09/2023
ĐHĐCĐ bất thường tại ngân hàng Eximbank
ĐHĐCĐ bất thường tại ngân hàng Eximbank
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 18/9, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Lý do ngân hàng Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường nhằm bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT sau khi ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng nộp đơn xin từ nhiệm trước đó.

Theo đó, danh sách nhân sự ứng cử bổ sung vào HĐQT Eximbank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gồm ông Trần Tấn Lộc, ông Nguyễn Cảnh Anh và ông Võ Văn Dũng.

Ông Nguyễn Cảnh Anh hiện là Tổng Giám đốc CTCP Amya Holdings. Trước đó ông từng làm qua nhiều vị trí tại các công ty như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Vingroup, CTCP Điện Lực.

Ông Trần Tấn Lộc - hiện là Tổng Giám đốc Eximbank, từng có thời gian công tác tại Eximbank từ năm 1990 đến nay và kinh qua nhiều vị trí như thư ký HĐQT kiêm Phó chánh văn phòng HĐQT, phó Tổng Giám đốc thường trực, Tổng Giám đốc kiêm người quản trị công ty…

Tuy nhiên, ngay tại đại hội, ông Võ Văn Dũng - người nộp hồ sơ ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) xin rút khỏi danh sách ứng cử. Như vậy, danh sách bầu bổ sung thành viên HĐQT chỉ còn ông Trần Tấn Lộc và ông Nguyễn Cảnh Anh.

Kết thúc đại hội, HĐQT nhiệm kỳ VII của Eximbank chốt danh sách thành viên trong HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT Đỗ Hà Phương, bà Lương Thị Cẩm Tú (Thành viên HĐQT), bà Lê Thị Mai Loan (Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc), ông Phạm Quang Dũng (Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc), ông Trần Anh Thắng (Thành viên HĐQT độc lập) và 2 thành viên mới được bầu bổ sung là ông Trần Tấn Lộc và ông Nguyễn Cảnh Anh.

Phát biểu tại đại hội, bà Đỗ Hà Phương - Chủ tịch HĐQT Eximbank cho biết, ngân hàng này đang đặt ra tầm nhìn chiến lược trong thời gian tới là trở lại Top 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu, cung cấp dịch vụ vượt trội trên nền tảng số ưu việt, trở thành ưu tiên lựa chọn cho mọi nhu cầu tài chính của mọi khách hàng.

Eximbank sẽ tái cấu trúc trên toàn hệ thống, an toàn, minh bạch, vì mục đích chung của khách hàng, Ngân hàng và cổ đông.

Về tình hình kinh doanh tại Eximbank, sau 6 tháng đầu năm 2023, khoản giảm trích lập dự phòng 6% chỉ còn 270 tỷ đồng, nhưng do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau nửa năm chỉ đạt 1.675 tỷ đồng (giảm 24%) kéo theo lợi nhuận trước thuế tại Eximbank chỉ đạt hơn 1.405 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Thực hiện được 28% kế hoạch lợi nhuận năm (5.000 tỷ đồng).

Theo ông Trần Tấn Lộc - Tổng giám đốc Eximbank, trong 6 tháng tới, Chính phủ có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế, khách hàng cá nhân, kỳ vọng Eximbank có thể đạt được mục tiêu 5.000 tỷ đồng. Nếu tình hình không xấu đi, tiến triển khả quan, ngân hàng vẫn có thể đạt được mục tiêu này, không có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.