Năm 2021: Lợi nhuận của BIDV tăng trưởng 44-45%, vượt 13.000 tỷ đồng

BIDV Việt nAM
10:18 - 08/01/2022
Năm 2021: Lợi nhuận của BIDV tăng trưởng 44-45%, vượt 13.000 tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
Tính đến 31/12/2021, các chỉ tiêu kinh doanh của BIDV đều đạt kế hoạch Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao, lợi nhuận 13.000 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục lên đến 235%

Hôm nay (7/1), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (HoSE: BID) tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2022.

Báo cáo tại Hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng cho biết, năm 2021, BIDV đều đạt kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao.

Cụ thể, tổng tài sản đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2020, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng.

Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ SME và FDI tương ứng tăng 15% và 21%.

Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong các năm gần đây. Bao phủ nợ xấu tại BIDV tăng kỷ lục, lợi nhuận cải thiện mạnh mẽ.

Đến cuối năm 2021, vốn điều lệ của BIDV đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, giữ vững vị trí đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020.

Tuy không đưa ra con số cụ thể về lợi nhuận, song lãnh đạo BIDV cho biết, năm 2021 ngân hàng đã đạt kế hoạch lợi nhuận do Ngân hàng Nhà nước giao là 13.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu lợi nhuận trước thuế xoay quanh mức 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận BIDV tăng trưởng khoảng 44-45% năm 2021.

Lãnh đạo BIDV cho biết, ngân hàng chủ động giảm thu nhập trong năm 2021 hơn 7,900 tỷ đồng để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch thông qua giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu lại nợ, đưa ra các gói tín dụng lãi suất ưu đãi; ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19...

Các tỷ lệ an toàn đảm bảo đúng quy định; Chỉ số xếp hạng tín nhiệm quốc tế được nâng cao.

Tại ĐHĐCĐ diễn ra đầu năm nay, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV khẳng định, bắt đầu từ năm 2021, trích lập dự phòng rủi ro của BIDV sẽ giảm dần, lợi nhuận sẽ tăng dần. Việc giảm trích lập dự phòng rủi ro sẽ rất rõ ràng 5 năm tới, lợi nhuận cũng sẽ tăng mạnh.

Trên thị trường, cổ phiếu BID đang đà tăng, chốt phiên chiều 7/1 thị giá BID đang neo ở mức 39.200 đồng/cp gần tới mức kịch trần 39.450 đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.