Năm 2022 sẽ là 'ma trận' về tăng trưởng và định giá

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
12:42 - 03/01/2022
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 dự đoán sẽ có nhiều biến động.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 dự đoán sẽ có nhiều biến động.
0:00 / 0:00
0:00
Đó là đánh giá của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trong báo cáo Chiến lược đầu tư 2022, trong đó sẽ có nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán và việc định giá cổ phiếu không phải chuyện dễ dàng.

Trong bối cảnh bình thường mới, ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng dự báo hồi phục, trong đó bán lẻ hồi phục mạnh. Các ngành ảnh hưởng bởi giãn cách trong năm 2021 có cơ hội hồi phục trong 2022 như xây dựng, ống nhựa, săm lốp... Ngược lại, các ngành tăng mạnh năm 2021 dự báo sẽ chững lại năm 2022 gồm dầu khí, chứng khoán, thép, phân bón, xăng dầu.

Bên cạnh đó, luồng đầu tư và thương mại toàn cầu sẽ được định hình lại như chuỗi cung ứng dịch về gần vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hoặc vùng tiêu thụ. Nhiều ngành tiếp tục nằm trong chuỗi bị ảnh hưởng về dài hạn như dệt may, gia dày, điện tử… Ngoài ra còn có sự thay đổi luồng phân bổ FDI toàn cầu về dài hạn.

Năm 2022 được dự báo biến thể Omicron tiếp tục gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lao động nhưng ở mức độ thấp hơn. Các ngành có tính chất outsourcing của Việt Nam như dệt may, gia dày, điện tử… có rủi ro thay đổi do chuỗi cung ứng và phong tỏa có thể khiến nhiều ngành xuất khẩu bị gián đoạn. Ngành sử dụng nhiều lao động như xây dựng, dệt may, dịch vụ đối mặt với bài toán nhân lực. Trong khi đó, biến thể Omicron sẽ đẩy nhanh nhu cầu số hóa và chuyển đổi số toàn cầu.

Một đặc điểm của năm nay là COP26 sẽ tạo áp lực cho các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam với khá nhiều ngành gặp thách thức như thép, xi măng, phân bón, dệt may, nhiệt điện. COP26 hỗ trợ xu hướng đi lên dài hạn của giá các loại khoáng sản và kim loại, trong khi năng lượng tái tạo bước vào xu thế bùng nổ tăng trưởng.

Dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm ngành. BVSC

Dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm ngành. BVSC

Trong bối cảnh trên, BVSC đánh giá 2022 sẽ là "ma trận" về tăng trưởng và định giá. Tuy nhiên, câu chuyện định giá vẫn còn tiềm năng tăng trưởng nhờ mặt bằng định giá đang ở mức fair trong khi tiềm năng lợi nhuận 2022 dự báo tăng 19.7%.

Theo BVSC, P/E năm 2022 có thể xấp xỉ 14.16x. Trong đó, các nhóm ngành có thể tăng trưởng cao hơn 20% là hàng tiêu dùng, CNTT, dầu khí, ống nhựa, bán lẻ, cao su săm lốp, cảng biển, ngân hàng.

Các ngành dự đoán có mức tăng trưởng trung bình từ 0-20% là vật liệu xây dựng, bất động sản, điện, dược, chứng khoán, bảo hiểm, cao su tự nhiên, dệt may, thủy sản. Trong khi đó, các ngành xăng dầu, phân bón, thép được BVSC dự đoán là có mức tăng trưởng âm.

Dưới đây là phân tích của BVSC về triển vọng tăng trưởng của một số ngành tiêu biểu:

Ngân hàng: Kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2022 khi dự báo lợi nhuận sau thuế (LNST) tăng trưởng trong năm 2021 và 2022 lần lượt là 27,1% và 26,6%. Trong đó, điểm sáng của ngân hàng là tỷ lệ CASA đang tăng trưởng mạnh. Tiền gửi cư dân tăng trưởng chậm nhưng thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào và ngân hàng có thể huy động qua một số kênh khác có chi phí thấp như phát hành trái phiếu hay huy động quốc tế.

Tỷ lệ CASA tăng trưởng là điểm sáng của ngành ngân hàng trong thời gian qua. BVSC

Tỷ lệ CASA tăng trưởng là điểm sáng của ngành ngân hàng trong thời gian qua. BVSC

Hàng không: Triển vọng hồi phục chậm sau đại dịch.

Theo Vietnam Airlines, thị trường hàng không Việt Nam dự báo hồi phục về tương đương mức năm 2019 vào năm 2023 với kịch bản lạc quan và năm 2024 với kịch bản thận trọng,

Trong khi đó, theo dự báo của Fitch Solutions về ngành du lịch Việt Nam, đến năm 2024, lượng khách du lịch quốc tế mới đạt mức tương đương mức năm 2019 (~107,3% năm 2019). Khách du lịch nội địa kì vọng hồi phục và tiếp tục tăng trưởng trong trung và dài hạn nhờ tăng trưởng của dân số, thu nhập bình quân và cơ cấu dân số trẻ. Khách quốc tế hồi phục chậm theo từng giai đoạn mở cửa của Chính phủ.

Tuy vậy, tốc độ hồi phục của ngành sẽ tiếp tục đứng trước rủi ro hồi phục chậm hơn so với dự kiến do sự xuất hiện của nhiều biến thể trên thế giới. Mức độ hồi phục của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành cũng sẽ khác nhau.

Các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa sẽ có sự hồi phục đầu tiên khi tần suất các chuyến bay thương mại được tăng lên, do nhu cầu lớn cùng sự cạnh tranh trong ngành ở mức thấp.

Các doanh nghiệp phục vụ mặt đất, dịch vụ hàng không và suất ăn hàng không sẽ có tốc độ hồi phục chậm hơn 40-50% số lượng chuyến bay phục vụ đến từ khách quốc tế, đồng thời sự cạnh tranh cũng đang dần tăng lên trong nội bộ ngành.

Các doanh nghiệp vận tải hành khách sẽ có tốc độ hồi phục chậm nhất do sự cạnh tranh là khá cao khi các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh khai thác nội địa trước khi hướng tới các thị trường quốc tế.

Lượng khách của ngành hàng không tăng trưởng chậm. BVSC

Lượng khách của ngành hàng không tăng trưởng chậm. BVSC

Thép: Từng bước hồi phục.

Cung và cầu thép suy giảm tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân do sự sụt giảm của mảng bất động sản khi nước này thực hiện chính sách 3 lằn ranh đỏ để kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động vay nợ và tài chính của doanh nghiệp phát triển BĐS. Ngoài ra là các yếu tố về thời tiết và các làn sóng lây nhiễm Covid khiến hoạt động sản xuất, đầu tư bị gián đoạn; tuy nhiên chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và mang tính chất cục bộ.

Tại các nước phát triển có nhu cầu thép hồi phục mạnh mẽ trong cả năm 2021 và dự báo tiếp tục duy trì đà phục hồi trong năm 2022. Khu vực các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) nhu cầu thép hồi phục trong nhưng không quá mạnh do vẫn chịu ảnh hưởng bởi các làn sóng Covid do chưa đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao. Dự kiến trong 2022, những nhu cầu dồn nén, việc kiểm soát Covid sẽ giúp khu vực này có tốc độ tăng trưởng về nhu cầu thép nhanh nhất so với các khu vực khác, đặc biệt là thép xây dựng để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Từ diễn biến trên, dự đoán tiêu thụ sản phẩm của một số doanh nghiệp thép trong nước năm 2022 sẽ sụt giảm so với 2021, khi các đứt gãy về nguồn cung ứng toàn cầu được giải quyết.

Giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành thép. BVCS

Giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành thép. BVCS

Bất động sản (BĐS): Lãi suất thấp cùng với chính sách tài khóa mở rộng sẽ hỗ trợ cho bức tranh chung 2022.

Trong năm 2021, giá cổ phiếu nhóm BĐS dân dụng tăng trưởng vượt trội so với VN-Index. Đây là ngành ít chịu tác động do giãn cách kéo dài ở các tỉnh phía Nam. Hoạt động mở cửa trở lại cùng với kỳ vọng hoạt động bán hàng phục hồi, gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư lớn vào nhóm cổ phiếu BĐS. Định giá PB nhóm BĐS có sự gia tăng nhanh, đặc biệt, nhóm quy mô vốn hóa vừa từ 2.000 – 5.000 tỷ. Nhóm này dù ở mức thấp 1.8x nhưng đã tăng gấp đôi so với cuối 2019.

Trong năm 2022, Chính phủ có thể sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng việc duy trì lãi suất thấp. Cùng với đó là chính sách tài khóa được mở rộng thông qua gói Phục hồi kinh tế bao gồm hỗ trợ lãi suất và chương trình Đầu tư công. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu với bất động sản như là kênh đầu tư, tích lũy tài sản.

Như vậy có thể thấy trong 2022, thị trường BĐS sẽ tiếp tục hấp dẫn, đặc biệt là khu vực có các dự án hạ tầng được khởi công và sản phẩm thấp tầng.

Nhóm cổ phiếu BĐS quy mô vừa và lớn được BVSC theo dõi dự báo tăng lợi nhuận 44% so với năm 2021. Kết quả kinh doanh tăng trưởng trong 2022 giúp PB2022 trung bình là 2.2 lần. Một số doanh nghiệp có mức PB dự phóng hấp dẫn như VHM (2.2x); NLG (2x); NTL (1.3x); AGG (1.4x). BVSC cho rằng mức PB hợp lý của nhóm cổ phiếu BDS sẽ vẫn duy trì trong mức 2.5-3 lần.

Diễn biến giá thành phẩm và nguyên vật liệu ngành phân bón. BVCS

Diễn biến giá thành phẩm và nguyên vật liệu ngành phân bón. BVCS

Phân bón: Nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ giảm tốc do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng giảm.

Tín hiệu tích cực cho ngành phân bón năm 2022 là nhu cầu phân bón toàn cầu dự báo tăng trưởng giảm tốc xuống chỉ đạt 0,9% YoY nhờ nông sản dự kiến duy trì mức giá cao, nhu cầu thức ăn chăn nuôi lớn, diện tích trồng nông sản tăng, chủ yếu tại khu vực Nam Mỹ và Đông Á. Ngoài ra, một số quốc gia lớn như Trung Quốc, Nga đang áp dụng các lệnh hạn chế xuất khẩu phân bón.

Ở chiều ngược lại, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ bị ảnh hưởng khi tình trạng đứt gãy nguồn cung được giải quyết, chi phí vận chuyển/logistics giảm trong năm 2022; kịch bản dự báo giá dầu 75 USD/thùng (+6,1% YoY) khiến chi phí sản xuất đầu vào tiếp tục tăng lên so với 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.