Ngân hàng OCB thông báo 'yên tâm về khoản nợ của Tập đoàn FLC'

TÀI CHÍNH Việt nAM
17:13 - 30/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết các khoản vay của FLC tại nhà băng này chủ yếu là vay đầu tư vào dự án, ngoài ra có một phần cho vay ngắn hạn vốn lưu động với Bamboo Airways nhưng không nhiều.

Phía OCB vừa có thông báo liên quan đến các khoản vay của FLC tại ngân hàng này sau sự kiện Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt. Theo đại diện ngân hàng OCB, các khoản mà ngân hàng cho FLC vay chủ yếu là vay đầu tư vào dự án, ngoài ra có một phần không đáng kể cho vay ngắn hạn vốn lưu động với Bamboo Airways.

Cụ thể, tổng giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn rất nhiều so với khoản vay của FLC tại OCB vì thông thường ngân hàng chỉ cho vay 70 - 80% tổng giá trị tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, nếu có rủi ro xảy ra, chỉ riêng xử lý tài sản đảm bảo là ngân hàng đã đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Trong đó, tổng số tài sản thế chấp bằng cổ phần BAV (Bamboo Airways) mà OCB nhận về đảm bảo cho khoản vay chỉ khoảng 100 tỷ đồng - chủ yếu bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay vốn lưu động và làm tăng trách nhiệm ràng buộc của doanh nghiệp.

Trước đó, OCB khẳng định, quan điểm của ngân hàng là "bất động sản luôn là tài sản đảm bảo chủ chốt, cổ phần chỉ là tài sản bổ sung".

Hiện OCB đang là chủ nợ lớn của Tập đoàn FLC, với dư nợ cuối 2021 gần 600 tỷ đồng và dư nợ trái phiếu hơn 800 tỷ đồng. Nếu gộp chung cả 2 nghĩa vụ trái phiếu hơn 800 tỷ đồng phát sinh trong năm 2021, thì OCB là chủ nợ lớn thứ 3 của FLC với tổng dư nợ tính đến 31/12/2021 vào khoảng 1.389 tỷ đồng.

Về phía FLC, tập đoàn này đã vay ngắn hạn hơn 2.000 tỷ đồng và dài hạn gần 4.200 tỷ đồng tại các ngân hàng, tổng dư nợ của doanh nghiệp không thay đổi nhiều so với năm 2020.

Trong số các ngân hàng đang cho vay ngắn hạn với FLC, một số nhà băng cấp tín dụng lớn cho doanh nghiệp do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT, bao gồm NCB với dư nợ 584 tỷ đồng, OCB 573 tỷ đồng, BIDV 405 tỷ đồng. Ngoài ra, FLC còn một khoản nợ trái phiếu ngắn hạn 150 tỷ đồng với Công ty Chứng khoán MBS và vay 80 tỷ đồng từ Agribank.

Còn trong số các khoản vay dài hạn, FLC đang nợ Sacombank nhiều nhất với số tiền 1.840 tỷ đồng. Song song đó, BIDV cũng cho FLC vay dài hạn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài cho OCB với dư nợ 819 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.