Người Nhật có xu hướng 'nhảy việc' do Covid-19

LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
19:47 - 23/10/2021
Các nhà hàng, khách sạn đối mặt với tình trạng vắng khách nên cắt giảm lượng lớn lao động ở Nhật Bản.
Các nhà hàng, khách sạn đối mặt với tình trạng vắng khách nên cắt giảm lượng lớn lao động ở Nhật Bản.
0:00 / 0:00
0:00
Đại dịch Covid-19 khiến người dân Nhật Bản đang có xu hướng tìm đến các ngành nghề cho thu nhập hấp dẫn hơn như y tế và công nghệ thông tin.

Một diễn biến không hề được dự báo trên thị trường lao động Nhật Bản vừa mới diễn ra, khi đại dịch Covid-19 bất ngờ giúp các viện dưỡng lão và công ty công nghệ thông tin vượt qua tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng diễn ra từ nhiều năm nay. Nguyên nhân bởi các nhà hàng, khách sạn cắt giảm nhân sự khiến những người lao động mất việc phải tìm đến các ngành nghề mới.

Sự chuyển hướng việc làm mới này đánh dấu sự thay đổi ở một quốc gia có thực tế lao động khá cứng nhắc, vốn là một phần nguyên nhân của sự tụt giảm năng suất lao động trong nhiều năm qua. Những người quyết định “nhảy việc" thường nhắm mục tiêu tìm kiếm là những ngành nghề mới cho thu nhập tốt hơn.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng liệu xu hướng thay đổi việc làm này có giúp người lao động có thu nhập tốt hơn hay không. Trong khi thu nhập là yếu tố cần thiết để phục hồi nhu cầu lao động và tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản vẫn đang phải nỗ lực thoát khỏi tình trạng giảm phát trong nhiều thập kỷ.

Người lao động ở Nhật Bản có xu hướng học thêm về ngành điều dưỡng và công nghệ thông tin. Ảnh: Japan Times.
Người lao động ở Nhật Bản có xu hướng học thêm về ngành điều dưỡng và công nghệ thông tin. Ảnh: Japan Times.

Toshiki Kurrimata đã nghỉ việc làm nhân viên massage sau 12 năm gắn bó vì dịch Covid-19 khiến lượng khách hàng của dịch vụ này giảm mạnh. Trước đó, Toshiki từng kiếm được khoảng 25.000 USD/năm. Hiện tại anh ấy đã chuyển sang làm nhân viên ở một trung tâm chăm sóc điều dưỡng với các lớp học chuyên ngành tương ứng.

Với bằng cấp và nghiệp vụ mới, Toshiki dự kiến có thể đạt thu nhập tăng khoảng 18% so với công việc trong quá khứ. Người này cũng cho rằng thu nhập cao hấp dẫn anh nhiều hơn là sự ổn định từ công việc cũ.

Các chuyên gia phân tích ở Nhật Bản nhận định rằng không thể chắc chắn việc chuyển công việc chỉ giới hạn ở một số ngành nghề hay có thể trở thành xu hướng mới trong thị trường lao động. Họ cũng không dự đoán được rằng xu hướng chuyển việc có tiếp tục diễn ra khi dịch được kiểm soát tốt hơn tại nước này hay không.

Năng suất lao động mỗi giờ của người Nhật Bản hiện ở mức 47 USD, bằng 60% so với người dân Mỹ. Thực tế cho thấy người dân nước này vẫn còn mắc kẹt trong các công việc có thu nhập thấp, đặt ra thách thức với tân Thủ tướng Fumio Kishida, người đã cam kết mang đến thu nhập cao hơn cho các hộ gia đình để đạt sự vững vàng về kinh tế.

Nhà kinh tế học Hisashi Yamada ở Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Đại dịch Covid-19 đang đẩy những người lao động thu nhập thấp vào tình trạng khó khăn hơn với mức lương sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí mất thu nhập”.

Dữ liệu của Bộ Lao động nước này cũng cho thấy các doanh nghiệp, khách sạn đã sa thải lượng lớn công nhân khiến số lượng người lao động tại các đơn vị này sụt giảm tương đối so với năm 2020.

Bên cạnh đó, ngành y tế và sức khoẻ có xu hướng tăng đáng kể số nhân viên mới so với vài năm gần đây. Hầu hết công việc trong ngành y tế, sức khoẻ và công nghệ thông tin ở Nhật Bản có lượng sinh viên đăng ký nhiều hơn gần gấp hai lần tại thời điểm tháng 4/2021 so với cùng kỳ năm 2020.

Một số cơ sở cung cấp khoá đào tạo về chăm sóc điều dưỡng cũng ghi nhận các lớp học nghề luôn trong tình trạng kín chỗ trong thời gian gần đây, thay vì chỉ có hơn nửa sinh viên, người lao động tham gia trước đó.

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.