Nguồn lực con người là trung tâm của quá trình công nghiệp hóa

KINH TẾ Việt nAM
07:28 - 29/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp, đồng thời phải có chính sách trọng dụng nhân tài trong các ngành, lĩnh vực.

Ngày 28/7, tại TP HCM đã diễn Hội thảo khoa học quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế trung ương cùng cùng với Thành ủy TP HCM và Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức.

Tại hội thảo, các ý kiến đều khẳng định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò là nền tảng, động lực quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là những những nhân tố quan trọng trong chiến lược này.

Hội thảo khoa học quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hội thảo khoa học quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Qua các tham luận, ý kiến từ Hội thảo cho thấy các đại biểu đã thống nhất rằng mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới, với mô hình mới, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa cần trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm.

Đồng thời phải đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ nhân dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng đồng thời khẳng định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là sự nghiệp toàn dân.

Hội thảo cũng xác định, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò là nền tảng cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao là những những nhân tố đột phá chiến lược trong thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới.

Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhất là một số cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để tạo điều kiện để thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ là hết sức cần thiết.

Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải thay đổi

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh: "Công nghiệp hóa là phương thức phát triển đất nước. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra vấn đề cần phải thay đổi căn bản tư duy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh hơn và bền vững hơn".

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: "Các ý kiến phát biểu tại buổi Hội thảo đã có sự thống nhất cao và đồng tình cho rằng mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới rõ ràng cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới".

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng nêu lên một số vấn đề cấp thiết đặt ra trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tận dụng tốt thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng tốc phát triển nhanh nhưng bền vững; rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển…

Ông Trần Tuấn Anh cũng cho rằng: "Những vấn đề nêu trên rất lớn, có tính chất phức tạp, không chỉ là những vấn đề của riêng Việt Nam mà còn gắn với những tác động, ảnh hưởng có tính toàn cầu, do đó chúng ta cần phải đổi mới tư duy về cách tiếp cận mô hình phát triển, đặt ra những định hướng, mục tiêu phù hợp, nghiên cứu, đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp mới, đột phá, mang tính bao trùm, tổng thể và có tính thực thi cao phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới".

"Nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao".

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

"Đặc biệt, cần phải chú trọng và phát huy tối đa nguồn lực con người nhằm hiện thực hóa mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi trọng và đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội", Trưởng ban Kinh tế Trung ương chia sẻ thêm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.