Phải xóa bỏ được tư duy 'không buôn gì lãi bằng buôn đất'

bđs QUỐC HỘI
17:21 - 23/06/2023
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn Hà Nam.
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn Hà Nam.
0:00 / 0:00
0:00
Đại biểu Quốc hội mong muốn có chính sách điều tiết thị trường bất động sản hiệu quả để kiểm soát được sự "nóng - lạnh" của thị trường.

Phát biểu góp ý về Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản chiều 23/6, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) nêu thực tế, thị trường bất động sản luôn rình rập các cơn "sốt nóng" hoặc "đóng băng". Nếu chính sách của Nhà nước không điều tiết kịp thời, không có giải pháp hữu hiệu có thể ảnh hưởng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Đại biểu cho rằng, chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản rất quan trọng nhưng hiện nay chưa điều tiết được thị trường. Vì vậy, ông mong muốn việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản lần này cần xóa bỏ được tư duy “không buôn gì lãi bằng buôn đất”; làm sao để thế hệ sau không vô vọng với ước mơ có được căn nhà của mình.

Đại biểu đề nghị ban soạn thảo đầu tư nhiều hơn vào việc cụ thể hoá chính sách điều tiết thị trường. Trong đó đảm bảo 4 yếu tố.

Một là tính ổn định của chính sách, do thị trường bất động sản có chu kỳ dài.

Hai là tạo được sự thuận lợi thông thoáng, tạo động lực sau khi sửa đổi các nhà đầu tư có thể đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này.

Ba là điều tiết lại cơ cấu phân khúc nhà ở. "Hiện phân khúc nhà ở cao cấp tồn dư trong khi nhu cầu nhà ở công nhân thiếu, đây chính là cục máu đông đang tồn tại", ông Khải nói.

Thứ tư là phải quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, ứng phó kịp thời, chủ động với tình trạng "nóng, lạnh" của thị trường.

Liên quan đến các quy định khuyến khích đầu tư, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng quy định trong dự thảo Luật còn chung chung, mang tính chất khẩu hiệu, chưa có chính sách cụ thể. Đối với dự một thị trường lớn như bất động sản, ông cho rằng khuyến khích dù nhỏ cũng tác động rất lớn, nên phải cụ thể hoá, luật hoá.

Về công cụ điều tiết khi thị trường biến động, đại biểu cho rằng, quy định trong dự thảo Luật theo hướng khi thị trường biến động mới điều tiết thì sẽ chậm. Khi chậm mà không chủ động thì sẽ gây hậu quả nặng nề. Vì vậy ông cho rằng cần phải có chính sách kiểm soát chặt chẽ từ Nhà nước.

Đại biểu lấy ví dụ từ thị trường bất động sản Singapore, khi nước này điều tiết thị trường bất động sản bằng công cụ thuế. Người mua căn nhà thứ hai phải nộp 7% giá trị bất động sản, mua căn thứ ba thì phải nộp 10%; chuyển nhượng ngay trong năm đầu tiên mua thì phải nộp 16% thuế, năm thứ hai là 10%, năm thứ ba là 6% và năm thứ tư là 4%, sau năm thứ 4 là 0%.

Ngân hàng cho vay mua căn đầu tiên là 80%, căn thứ hai là 60%. Ngân hàng nào tìm cách lách luật để thực hiện sai sẽ bị chính phủ phạt rất nặng hoặc rút giấy phép hoạt động. Nhờ đó, đa số người dân Singapore đều có thể sở hữu một căn nhà phù hợp với mình.

Thị trường bất động sản luôn tiềm ẩn rủi ro với những cơn "nóng, lạnh". Ảnh minh họa.

Thị trường bất động sản luôn tiềm ẩn rủi ro với những cơn "nóng, lạnh". Ảnh minh họa.

Cần có chế tài đủ mạnh xử lý vi phạm trong kinh doanh bất động sản

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) nhất trí cao sự cần thiết ban hành Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và đánh giá cao sự chuẩn bị hồ sơ của Chính phủ. Theo ông, dự thảo Luật cơ bản bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, yêu cầu và thực tiễn quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần làm rõ nội hàm hành vi “cấm gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản”. Đặc biệt cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý những vi phạm, và cần rà soát, sửa đổi bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Hình sự.

Đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản 3 Điều 4 các hành vi “gian lận, lừa dối, tạo nhu cầu thị trường ảo trong kinh doanh bất động sản”; bổ sung khoản 5 Điều này về thực hiện các điều khoản liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.

Để đảm bảo chặt chẽ quyền lợi khách hàng, đại biểu đề nghị cần bổ sung công đoạn nghiệm thu vào điều kiện cho rõ ràng hơn theo hướng “chỉ được phép bàn giao nhà ở cho khách hàng sau khi đã hoàn thành nghiệm thu việc xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội”.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành.

Để ổn định thị trường bất động sản, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn Hà Nội) đề xuất phải có quy định các biện pháp kiểm soát thị trường bất động sản trong dự thảo Luật.

Theo ông, giá bất động sản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu giá bất động sản tăng, giá cả, chi phí hàng hóa dịch vụ cũng tăng theo; giá bất động sản đều phải phản ánh vào giá cả. Mặc dù cần tôn trọng quy luật thị trường nhưng cũng cần phải có sự điều tiết.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.