Phú Thọ đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Công nghiệp phú thọ
15:25 - 06/03/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Với các nhóm ngành có sản xuất tăng trưởng mạnh như đồ uống, thiết bị điện, vật liệu chế biến gỗ, máy vi tính…, Phú Thọ đã vươn lên đứng thứ 3 cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2023.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 44 địa phương và giảm ở 19 địa phương trên cả nước.

Trong đó, Phú Thọ đứng thứ 3 trong top 10 tỉnh/thành có chỉ số công nghiệp đạt mức tăng cao so với cả nước.

Cụ thể, một số địa phương có chỉ số công nghiệp đạt mức tăng cao, gồm: Tuyên Quang tăng 21,4%; Quảng Trị tăng 14,6; Phú Thọ tăng 14,4; Hải Dương tăng 14,2%; Thái Bình tăng 14,2%; Hậu Giang tăng 13,3%; Kon Tum tăng 12,2%; Hải Phòng tăng 12%; Bắc Giang tăng 11,2%; An Giang tăng 10,4%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm của tỉnh Phú Thọ, tính chung 2 tháng, IIP của tỉnh tăng 27,3% so với tháng trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,3%; nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí giảm 2,5%; nhóm ngành khai khoáng tăng 29,9%; nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thảỉ tăng 36,6%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 2 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ bao gồm: Dung lượng ắc quy tăng 98,5%; cao lanh tăng 25,4%; bia hơi, bia đóng lon tăng 23,4%; gạch lát tăng 6,9%; nước máy tăng 4,4%; phân supe photphat (P2O5) tăng 2,3%; xi măng tăng 2%.

Các doanh nghiệp công nghiệp trong địa bàn đã khắc phục khó khăn, chủ động về nguyên, nhiên, vật liệu. Cùng với đó là đẩy mạnh mở rộng đối tác kinh doanh, hoạt động sản xuất đi vào ổn định đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành.

So với tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh ở một số ngành: In, sao chép bản ghi các loại tăng 77,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 35,9%.

Ngược lại, sản xuất giảm, thậm chí giảm sâu ở các ngành: Sản xuất đồ uống giảm 42,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất 3 sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 11,2%.

So với cùng kỳ năm 2022, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao tập trung chủ yếu ở: Sản xuất đồ uống tăng 129,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 118,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 75,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 40,1%.

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 35,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 33,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 33,1%.

Tuy chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao, tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2023 chỉ tương đương tháng đầu năm, ước đạt 582,7 triệu USD; Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt 510,7 triệu USD, cũng ở mức tương đương tháng trước.

Tính chung 2 tháng, xuất khẩu ước đạt 1.165,4 triệu USD, giảm 32,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 1.021,4 triệu USD, giảm 39,2% so với cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, duy trì tăng trưởng khá, chỉ số giá được kiềm chế. Sau 2 tháng, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 25,1% so với cùng kỳ.

CPI bình quân 2 tháng năm 2023 tăng 5,04% so với cùng kỳ, nguyên nhân do tác động chủ yếu từ các nhóm: Đồ uống và thuốc lá tăng 10,96%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 8,24%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,2%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 7,36%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,1%; giáo dục tăng 3,95%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 3,94%; thuốc và dịch vụ y tế tế.

Tin liên quan

Đọc tiếp