Quảng Nam thu ngân sách Nhà nước tăng và vượt tiến độ

TÀI CHÍNH Việt nAM
20:39 - 08/10/2021
Bất chấp dịch bệnh, thu ngân sách nhà nước 9 tháng của Quảng Nam vượt tiến độ
Bất chấp dịch bệnh, thu ngân sách nhà nước 9 tháng của Quảng Nam vượt tiến độ
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 09 tháng năm 2021 vượt tiến độ thu và tăng so với cùng kỳ.

Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam vừa có báo có về tình hình kinh tế - xã hội quý III và 09 tháng năm 2021. Theo đó, tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 9 tháng năm 2021 vượt tiến độ thu và tăng so với cùng kỳ, nhưng chủ yếu tăng thu ở 06 tháng đầu năm.

Chi ngân sách nhà nước tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển; chi thường xuyên chủ yếu tập trung vào phòng chống dịch bệnh COVID-19, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Theo đó, tính đến ngày 21/09/2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 75% dự toán, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm trước; tổng chi ngân sách nhà nước giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tính đến ngày 21/09/2021 đạt trên 14,4 nghìn tỷ đồng, tăng gần 46 % so với cùng kỳ, đạt gần 75% so với dự toán; trong đó thu nội địa đạt trên 12,7 nghìn tỷ đồng (+56,3%; đạt 79,5% dự toán); thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 1,7 nghìn tỷ đồng (-2,4%).

Ngoài ra, trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 919 tỷ đồng (-18,9%); thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt trên 7,6 nghìn tỷ đồng (+100,5%); thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt trên 530 tỷ đồng (+41,5%).

Tổng chi ngân sách trên địa bàn tính đến ngày 21/9/2021 đạt trên 14,6 nghìn tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt trên 5,6 nghìn tỷ đồng (-0,6%); chi thường xuyên đạt trên 09 nghìn tỷ đồng (-3,5%).

Trong tổng số chi thường xuyên, chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (+1,4%); chi an ninh, quốc phòng 770 tỷ đồng (+5,4%); chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 2,6 nghìn tỷ đồng (-0,1%); chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình 620 tỷ đồng (-12,2%); chi sự nghiệp đảm bảo xã hội trên 1,7 nghìn tỷ đồng (-9,5%);...

Theo Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, ngay từ đầu năm, các ngân hàng thương mại đã nỗ lực thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2021 bằng việc triển khai nhiều chương trình tín dụng 2 với lãi suất ưu việt nhất cho ngân hàng và khách hàng...

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại vào tháng 05/2021 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, ước tính đến cuối tháng 09/2021 tổng nguồn vốn huy động tăng gần 4% so với đầu năm và tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ cho vay tăng 3,6% so với đầu năm và tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng nguồn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 09/2021 đạt 65,3 nghìn tỷ đồng, tăng gần 4% so với đầu năm và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; trong đó tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có mức tăng trưởng ổn định, đạt trên 51 nghìn tỷ đồng (+8,5%; +10%) và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nguồn huy động với thị phần trên 78%.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng tiền gửi thanh toán của khách hàng liên tục sụt giảm so với đầu năm, tiền gửi thanh toán ước đạt trên 13,7 nghìn tỷ đồng (-10,9%;+19,4%); tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu ước đạt 450 tỷ đồng (+14%; +13,7%).

Đối với tổng dư nợ cho vay, tỉnh này ước đến cuối tháng 9/2021 đạt trên 82 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với đầu năm và tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 42,3 nghìn tỷ đồng (+8,4%; +18,7%), tín dụng trung dài hạn đạt gần 40 nghìn tỷ đồng (-1,3%; +1,9%).

Phân theo ngành kinh tế, dư nợ cho vay hoạt động bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm gần 28% tổng dư nợ; công nghiệp chế biến, chế tạo (17%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (11,4%); hoạt động kinh doanh bất động sản (11%); nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (9,6%); hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (8%); ... ./.

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.