Sacombank đã thu hồi được hơn 2.600 tỷ đồng từ khoản nợ của FLC

Sacombank. Việt nAM
11:25 - 22/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 22/4/2022, Ngân hàng Sacombank tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2022. Một số thảo luận liên quan đến khoản nợ của FLC cũng được ghi nhận tại phiên họp này. 

Xử lý và thu hồi 2,600 tỷ của FLC

Trước đó, ngân hàng Sacombank đã cho Bamboo Airways và FLC trên 5.000 tỷ đồng để đầu tư vào bất động sản du lịch và hàng không. Khoản vay đã đảm bảo bằng cổ phiếu và nhiều dự án bất động sản ở Quảng Ninh, Hà Nội.

Về xử lý các khoản nợ này, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, các khoản nợ của Bamboo và FLC đang được ngân hàng tiến hành thu hồi; riêng với FLC khoản vay tại công ty này là 3.200 tỷ đồng và đã thu hồi xử lý được 2.600 tỷ đồng.

Về vấn đề vay bất động sản, dư nợ cho vay bất động sản của Sacombank chiếm khoảng 22% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong đó, 60% là cho vay mua nhà.

Về kết quả thực hiện đề án cơ cấu, đến năm 2025, Sacombank cho biết đã thu hồi, xử lý tài sản tồn đọng trong năm 2021 đạt 14,087 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đã thu hồi 11,759 tỷ đồng các khoản thuộc Đề án, vượt mục tiêu ĐHĐCĐ giao (10,000 tỷ đồng). Qua đó, nâng mức thu hồi từ khi triển khai Đề án lên 58,306 tỷ đồng, đạt 67.9% tổng thể kế hoạch Đề án đến năm 2025, vượt 7.9% tiến độ.

Quy mô tăng trưởng liên tục qua các năm, trong khi hiệu quả kinh doanh cũng hồi phục tích cực so với giai đoạn mới triển khai Đề án: Huy động và cho vay tăng bình quân 9% và 14.4%/năm; tổng thu nhập tăng 23%/năm, trong đó thu dịch vụ tăng 30%/năm. Lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng tăng từ 50 tỷ đồng vào năm 2016 lên 900-950 tỷ đồng.

Ngân hàng đã trích 8,260 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng thuộc Đề án, nâng mức trích lập lũy kế từ khi triển khai Đề án lên 20,287 tỷ đồng, đạt 87.5% kế hoạch tổng thể Đề án đến 2025. Tài sản tồn đọng thuộc Đề án giảm 57% so với cuối năm 2016, chỉ còn chiếm 8% tổng tài sản.

Mục tiêu lãi trước thuế tăng 20%

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Sacombank cũng đưa ra mục tiêu và kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng trong năm nay, theo đó, quy mô tổng tài sản đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động tăng 10%, tương đương với 512.700 tỷ đồng và dư nợ tín dụng dự kiến tăng 12%, tương đương 435000 tỷ đồng.Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%.

Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2021.

Trước đấy, trong năm 2021 ngân hàng cũng đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng được 14.100 tỷ đồng, trong đó thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc Đề án, vượt mục tiêu cổ đông giao (10 nghìn tỷ); nâng mức thu hồi luỹ kế từ khi thực hiện Đề án lên 58.306 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đề án đến 2025, vượt 7,9% tiến độ. Tổng nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm 2021 chỉ còn 5.721 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.