Sau 5 năm tái cơ cấu, Sacombank thu hồi gần 72.000 tỷ đồng từ nợ xấu

TÀI CHÍNH Việt nAM
07:40 - 01/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Sacombank đang có cơ hội gia tăng giá trị gấp nhiều lần khi hoàn thành sớm tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu, sau khi thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã:STB) vừa cập nhật kết quả kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận trước dự phòng đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Quy mô hoạt động của Sacombank tại năm 2021 tiếp tục tăng trưởng mạnh, xử lý được gần 15.900 tỷ đồng lãi dự thu khoanh, tương đương giảm 73,7%.

Tổng tài sản hợp nhất của Sacombank đạt 521.117 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó tài sản có sinh lời tăng 8,9%. Tổng huy động đạt 464.521 tỷ đồng với gần 97% huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Dư nợ tín dụng đạt 388.216 tỷ đồng, tăng 14%, phù hợp với hạn mức được Ngân hàng Nhà nước giao. Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu cũng được đẩy mạnh, gần 14.100 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng (trong đó thuộc Đề án gần 11.800 tỷ đồng) được thu hồi, xử lý trong năm.

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh cải thiện tích cực, trong đó thu thuần dịch vụ đạt hơn 4.300 tỷ đồng, tăng 16% với sự đóng góp khá lớn từ mảng bảo hiểm, thẻ và ngân hàng điện tử. Chi phí điều hành được kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ lãi dự thu theo đề án 8.260 tỷ đồng, tăng 46,6% và vượt 87,9% so với mục tiêu tại đề án.

Các chỉ toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định và cải thiện tích cực, đặc biệt là hệ số an toàn vốn (CAR) duy trì trên mức 9%, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu an toàn hoạt động và khai thác hiệu quả nguồn vốn. Quy mô khách hàng thường xuyên giao dịch của Sacombank đến cuối năm 2021 chạm mốc gần 10 triệu.

Trong vòng 5 năm qua, ngân hàng đã thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng, với hơn 58.300 tỷ đồng là các khoản thuộc đề án. Nếu tính cả những khoản nợ đã bán tài sản để xử lý khoản vay thành công và đang thu theo tiến độ thì tổng doanh số thu hồi và xử lý nợ trong năm 2021 đạt hơn 22.100 tỷ đồng.

Con số này vượt xa so với kế hoạch 10.000 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm qua, nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm gần 20% so với năm 2020 và tỷ lệ nợ xấu hợp nhất được kéo giảm về 1,47%.

Năm 2022, Sacombank cho biết sẽ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng. Bên cạnh đó, nhà băng này sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ số; tiếp tục hoàn thiện các dự án quản trị rủi ro đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel II…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.