Sau nhiều năm bết bát, Vosco đã có lãi ròng 490 tỷ đồng

Vosco Việt nAM
09:04 - 27/01/2022
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Vận tải Biển Việt Nam – Vosco (HoSE: VOS) khóa sổ 2021 với lãi ròng 490 tỷ là một kết quả khả quan so với số lỗ 187 tỷ năm 2020. Lỗ lũy kế đến cuối năm đã được cải thiện còn gần 421 tỷ đồng.

Ngành vận tải biển đã có một năm khởi sắc, hoạt động ổn định và hiệu quả hơn so với các năm trước. Riêng Vosco, sau nhiều năm hoặc thua lỗ hoặc tăng trưởng rất thấp, doanh nghiệp đã ký được một số hợp đồng tương đối cao, kiểm soát chặt chẽ chi phí, nhất là các chi phí lớn liên quan đến sửa chữa, nhiên liệu, phụ tùng… Thêm vào đó là nhu cầu vận tải và giá cước tăng cao đã khiến Vosco thu được kết quả rất khả quan, thoát bóng “những con tàu ma”.

Trong quý 4, công ty đạt 460 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp rưỡi (49%) so với cùng kỳ. Giá vốn được tiết giảm gần 10% so với quý 4/2020 giúp Vosco thu về lãi gộp 176 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2020 lỗ gộp tới gần 6 tỷ đồng.

Đáng nói là vay nợ thuê tài chính đã được giảm xuống rất nhiều. Trong đó, dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm 325 tỷ xuống còn 145 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn cũng giảm 365 tỷ còn 491 tỷ đồng so với con số hồi đầu năm.

Lãi trước thuế quý IV đạt 96,6 tỷ đồng, cùng kỳ 2020 lỗ 46,6 tỷ. Sau khi trừ các chi phí quản lý tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Vosco ghi nhận lãi ròng đạt gần 82 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ lỗ gần 47 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, Vosco ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ 1.424 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước (1.280 tỷ). Trong năm 2021 Vosco còn ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 150 tỷ đồng, trong đó có 93 tỷ đồng từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và 57 tỷ đồng từ các khoản khác.

Nhờ đó, lãi trước thuế đạt hơn 505 tỷ trong khi cùng kỳ 2020 lỗ tới 186 tỷ. Lãi ròng cả năm ghi nhận hơn 490 tỷ đồng (năm 2020 lỗ gần 186 tỷ đồng). Lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 12/2021 cũng được cải thiện rất nhiều tới hơn 50%, từ số lỗ gần 910 tỷ đồng hồi đầu năm giảm xuống chỉ còn âm 421 tỷ đồng.

Trước đó, Vosco đặt mục tiêu sản lượng vận chuyển đạt 5 triệu tấn, doanh thu 1,227 tỷ đồng và lãi trước thuế 30 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch, Vosco đã vượt 16% chỉ tiêu doanh thu và vượt gấp gần 17 lần mục tiêu lãi trước thuế 2021.

Về sở hữu tài sản, đến 31/12/2021, tổng tài sản ghi nhận gần 2,747 tỷ đồng, giảm hơn 61 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến lên hơn 350 tỷ đồng, gấp 4 lần, với biến động lớn từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Vosco hiện đang sở hữu nhiều nhất là tàu khô (8 chiếc), tàu chở dầu (2 chiếc) và container (2 chiếc).

Trên thị trường, từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VOS chỉ có vài phiên tăng giá còn lại là đỏ sàn. Chốt phiên giao dịch ngày 26/1, thị giá VOS đang ở mức 15.100 đồng/cp, giảm 0,66% so với phiên giao dịch trước đó. Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp đang ở mức 2.114 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.