SEATFO: Doanh nghiệp Việt có nhiều lợi thế cạnh tranh tại Anh

Hợp Tác Việt nAM
08:46 - 06/01/2022
SEATFO khuyến nghị các doanh nghiệp Việt cần nhận thức và bắt đầu thực hiện các cam kết của COP26 để tạo ra sự khác biệt và thành công.
SEATFO khuyến nghị các doanh nghiệp Việt cần nhận thức và bắt đầu thực hiện các cam kết của COP26 để tạo ra sự khác biệt và thành công.
0:00 / 0:00
0:00
Những cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26 và Kế hoạch phát triển kinh tế bền vững (2020 – 2030) đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Anh trong năm 2022.

Trong nghiên cứu “Nhìn lại bức tranh năm 2021, định hướng năm 2022” được Tổ chức hỗ trợ thương mại Đông Nam Á (SEATFO) công bố cuối tháng 12/2021, tổ chức này nhận định, việc triển khai nhiều loại vaccine khác nhau giữa các quốc gia và việc sử dụng công nghệ sẵn có đã giúp các nền kinh tế và các doanh nghiệp thích nghi với đại dịch COVID-19.

Làm việc tại nhà cũng trở thành một hình thức không thể thiếu của các doanh nghiệp. Xu hướng này có thể sẽ được tiếp tục duy trì và cũng là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp ngành dịch vụ công nghệ thông tin khi làm việc với các đối tác ở Anh.

Trong khi đó, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh cùng Bắc Ireland (UKVFTA) được ký kết vào ngày 28/12/2020, có hiệu lực chính thức từ tháng 5/2021, đã mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận những cơ hội đáng kể trong việc tiếp cận thị trường Anh (nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu).

Tuy nhiên, SEATFO cho rằng, để khởi nghiệp trong một thị trường mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn lực. Nó không chỉ đơn giản là cách trình bày sản phẩm mà các doanh nghiệp cần có hiểu biết về thị trường, kỳ vọng của người tiêu dùng. Việc thâm nhập vào thị trường mới cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt các vấn đề cần tuân thủ như yêu cầu kiểm tra sản phẩm, năng suất dự kiến và những quy định đóng gói.

Bước sang năm 2022, SEATFO khẳng định, những doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị tốt sẽ có xác suất thành công ngắn hạn cao hơn nhiều và sớm thiết lập doanh thu bền vững trong dài hạn.

Tổ chức này nhìn nhận, những cam kết tại COP26 đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam được coi là một quốc gia sôi động và mở cửa, các vấn đề biến đổi khí hậu được Chính phủ hành động theo quyền lợi chung cộng đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đại diện Việt Nam tham dự COP26 tại Anh và đưa ra nhiều cam kết đáng chú ý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đại diện Việt Nam tham dự COP26 tại Anh và đưa ra nhiều cam kết đáng chú ý.

Việt Nam đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030 và loại bỏ sản xuất điện bằng than vào năm 2040. Cùng với các cam kết khác về giảm khí nhà kính của Chính phủ Việt Nam, đây được xem là một đóng góp có trách nhiệm và tích cực tại hội nghị.

Với những cam kết này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với một số đối thủ khác trong năm 2022. Xuất phát từ việc ngày càng có nhiều công ty phương Tây trong đó có nước Anh sẽ được ủy quyền cung cấp các báo cáo chi tiết về định lượng những tác động đến môi trường, xã hội cùng với mô hình quản trị (ESG).

Việc cung cấp các báo cáo sẽ không chỉ áp dụng cho các hoạt động nội bộ mà còn cho chuỗi cung ứng của họ. Như vậy, ngay cả khi một nhà cung cấp tiềm năng rẻ hơn nếu không minh bạch về chi phí xã hội, môi trường liên quan đến các hoạt động của mình thì sẽ không được đánh giá tiềm năng. Các doanh nghiệp ở Anh được thông báo rằng họ phải tuân thủ các quy tắc báo cáo trên ngay trong năm 2022.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao trong việc hỗ trợ các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và có đủ bằng chứng cho thấy đang thực hiện các quy tắc trên bằng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng.

SEATFO khuyến nghị các doanh nghiệp Việt cần nhận thức và bắt đầu thực hiện các cam kết của COP26 để tạo ra sự khác biệt và thành công.

SEATFO khuyến nghị, năm 2022 phải là năm mà các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào xuất khẩu và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài

SEATFO khuyến nghị, năm 2022 phải là năm mà các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào xuất khẩu và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài

Một lý do nữa mà SEATFO nhận định sẽ làm tăng cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt đó là sự phân cực giữa các quốc gia phương Tây và Trung Quốc từ năm 2020. Điều này trở nên trầm trọng hơn ở Anh do tình hình Hng Kong. Với những căng thẳng địa chính trị này, nhiều doanh nghiệp Anh đang bắt đầu tìm cách đa dạng hóa, thoát khỏi sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra vào năm 2022 và những năm sau đó, mở ra nhiều cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, trước đại dịch, Việt Nam như một điểm đến lý tưởng cho khách du lịch Anh với mật độ tăng dần. Từ năm 2022, với việc thực hiện các chương trình tiêm chủng và mở cửa du lịch quốc tế, dòng khách du lịch này sẽ bắt đầu quay trở lại cùng với các chuyến thăm thương mại và doanh nghiệp sau một thời gian bị đình trệ vì dịch COVID-19 trong năm 2021.

Từ việc các hãng hàng không của cả hai nước đang lên kế hoạch tăng cường số lượng và năng lực phục vụ các chuyến bay giữa hai quốc gia, SEATFO cho rằng đây là cơ hội thực sự để giới thiệu về các ngành công nghiệp, văn hóa Việt Nam tới Anh Quốc và các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng tận dụng lợi thế đó.

Chính phủ Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao khi đưa ra định hướng rõ ràng về lối đi cho sự phát triển của nền kinh tế thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về tiêu thụ và sản xuất bền vững giai đoạn 2020 – 2030. Ngoài ra, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu năm 2030 sẽ trở thành nền kinh tế lớn hàng đầu ở Đông Nam Á, với 50% hộ gia đình có thu nhập trung bình từ 5.000 - 15.000 USD.

Để hiện thực hóa được mục tiêu này, SEATFO khuyến nghị, 2022 phải là năm mà các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào xuất khẩu và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Vương quốc Anh để thu hút đầu tư về nước. Muốn tiếp cận được các nguồn vốn đang có thì các doanh nghiệp Việt Nam phải được quản lý tốt và minh bạch. Đây chính là điều thu hút các nhà đầu tư với dòng vốn ngày càng tăng đáng kể trong năm 2022.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.