Tạo dựng hình hài quan hệ lao động 4.0 cho nền kinh tế số Việt Nam

LAO ĐỘNG Việt nAM
13:29 - 28/10/2021
Diễn đàn đa phương (MSF) 2021: Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam
Diễn đàn đa phương (MSF) 2021: Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Nhân tố giữ vai trò quyết định là người lao động vì chính họ sẽ biến công nghệ thành sản phẩm, mang tình cảm và trách nhiệm của mình đến các sản phẩm chung cho xã hội.

Sáng 28/10, Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 với chủ đề: "Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam" đã diễn ra tại Hà Nội.

Diễn đàn gồm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT phối hợp tổ chức.

MSF 2021 kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác đa phương trong nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, cải thiện tiếng nói và vị thế cho người lao động trên cơ sở cải thiện tiếp cận bình đẳng tới các cơ hội, nhằm chuẩn bị cho lực lượng lao động thích ứng tốt hơn và đón nhận các cơ hội mới mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra. Từ đó, đưa Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào quá trình hội nhập thế giới.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Thực hiện chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng XIII trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam xác định định hướng phát triển của Việt Nam là xây dựng kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số.

Với mục tiêu đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 gia nhập nhóm các quốc gia phát triển.

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Hướng tới một nền kinh tế số bao trùm đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo được các yếu tố và sự tham gia đầy đủ của tất cả mọi người kể cả các nhóm yếu thế, bao gồm chủ doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại Diễn đàn

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại Diễn đàn

“Nói cách khác kinh tế số bao trùm cho phép mọi người lao động và mọi doanh nghiệp đều có thể đóng góp vào quá trình phát triển đất nước”, ông Tấn khẳng định.

Đồng tình với Chủ tịch VCCI, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư các doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong dưới sự dẫn dắt của Nhà nước bằng các chính sách phù hợp.

Tuy nhiên nhân tố giữ vai trò quyết định là người lao động vì chính họ sẽ biến công nghệ thành sản phẩm, mang tình cảm và trách nhiệm của mình đến các sản phẩm chung cho xã hội.

“Hình hài của quan hệ lao động 4.0 sẽ được hình thành từ những diễn đàn như thế này”, ông Hiểu nhấn mạnh.

Chia sẻ về tầm nhìn tại Diễn đàn, ông Choi JooHo, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nhận định: Cuộc khủng hoảng toàn cầu do COVID-19 gây ra trong hai năm qua không chỉ gây ra khó khăn cho nền kinh tế thế giới mà còn đặt ra những thách thức lớn về lợi thế cạnh tranh mà Việt Nam đã tạo dựng được.

Đại diện Samsung cho rằng Diễn đàn đa phương cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cho người lao động và bồi dưỡng nhân tài. Đó là cơ hội mới mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 đem lại cho người lao động.

Ông Choi JooHo khẳng định chính trong hoàn cảnh này triết lý kinh doanh con người là trên hết của Samsung sẽ được khơi gợi và thúc đẩy.

Diễn đàn MSF 2021

Diễn đàn MSF 2021

Về phía Viện Light, bà Nguyễn Thu Giang đã có phát biểu: Trong đợt dịch vừa qua những nhóm lao động yếu, những nhóm lao động di cư hay nhóm lao động phi chính thức là những đối tượng phải chịu va đập, tổn thương mạnh nhất.

Những nhóm này càng yếu thế càng bị tụt lại phía sau thì an sinh xã hội càng bị đe dọa. Hệ thống các tổ chức xã hội của Việt Nam còn non trẻ, tuy nhiên chúng tôi tin tưởng rằng với sự học hỏi, với tấm lòng dành cho nhóm lao động yếu thế, chúng ta sẽ có thể đạt được một Việt Nam bền bỉ và hùng cường hơn.

Để giải quyết những thách thức đang đặt ra cho việc tiếp cận Cách mạng Công nghệ 4.0 của Việt Nam, Diễn đàn đã đi sâu vào hai nghiên cứu: “Thực trạng tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tại Việt Nam trong nâng cao năng lực cho người lao động phục vụ Công nghiệp 4.0” và Nghiên cứu “Nhận diện quan hệ lao động trong thời kỳ Công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra cho việc nâng cao vị thế và bảo vệ người lao động tại Việt Nam.

Từ hai nghiên cứu trên, Diễn đàn đã có những thảo luận, chia sẻ để đẩy mạnh hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.