Techcombank lần đầu cán mốc 1 tỷ USD lợi nhuận

NGÂN HÀNG Việt nAM
18:33 - 24/01/2022
Techcombank có năm kinh doanh thành công nhất trong lịch sử hoạt động.
Techcombank có năm kinh doanh thành công nhất trong lịch sử hoạt động.
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán TCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 23.200 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD), tăng trưởng 47,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động tăng 35,4% so với cùng kỳ, đạt 37.100 tỷ đồng. Thu nhập từ lãi đạt 26.700 tỷ đồng, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 42,4%, đạt 7.800 tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả các loại phí chủ chốt.

Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), cấu phần lớn nhất trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ, đạt 3.600 tỷ và tăng trưởng 32,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Phí từ hoạt động phân phối trái phiếu tăng 57,4% và phí từ các dịch vụ IB khác cũng tăng 66,7%.

Phí dịch vụ bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng 88,4%, nâng mức phí này lên 1.600 tỷ đồng. Doanh thu khai thác mới (APE) trong quý 4 tăng 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 104,5% so với quý 3; sau khi các biện pháp giãn cách xã hội dần được nới lỏng và nhờ đẩy mạnh mối quan hệ đối tác giữa Techcombank và Manulife Việt Nam.

Lợi nhuận của Techcombank trong 10 năm qua.

Chi phí hoạt động tăng 24,6% so với cùng kỳ, đạt 11.200 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,1%. Chi phí dự phòng ở mức 2.700 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, do ngân hàng chủ động trích trước đầy đủ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu vào cuối năm 2021 thay vì phân bổ trong 3 năm với mức yêu cầu tối thiểu bắt buộc là 30% cho năm đầu.

Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản đạt của Techcombank đạt 568.800 tỷ đồng, tăng 29,4% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng đạt 388.300 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp. Tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161.700 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 16,6% so với cuối năm 2020, đạt 248.500 tỷ đồng. Tổng tiền gửi là 314.800 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm ngoái. Các nguồn huy động vốn khác như khoản vay hợp vốn và giấy tờ cũng ghi nhận tăng trưởng lần lượt đạt 27.300 tỷ đồng (tăng 136,6% so với 2020) và 33.700 tỷ đồng (tăng 20,7% so với 2020).

Đáng chú ý, tỷ lệ CASA của ngân hàng tại thời điểm tổng kết năm 2021 đạt 50,5% với số dư 158.900 tỷ đồng, cao nhất hệ thống ngân hàng. Trong đó CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 155.900 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 4 năm 2021 ở mức 0,7% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh - 162,9%. Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 1.900 tỷ đồng, tương đương 0,5% tổng dư nợ.

TCBS chiếm thị phần môi giới trái phiếu lớn nhất trên sàn HoSE.

TCBS chiếm thị phần môi giới trái phiếu lớn nhất trên sàn HoSE.

Kết quả kinh doanh vượt trội của Techcombank trong năm 2021 có sự đóng góp lớn của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS). Theo đó, TCBS đạt 5.200 tỷ đồng doanh thu và 3.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là đơn vị chiếm thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HoSE với 38,9%. Còn về môi giới cổ phiếu, TCBS chiếm 4,6% thị phần. TCBF - quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS tiếp tục là quỹ trái phiếu nội địa lớn nhất với tổng giá trị tài sản quản lý là 21.600 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu Techcombank cũng có một năm thành công khi duy trì được mức giá quanh ngưỡng 50.000 đồng từ hồi tháng 5/2021 đến nay. Từ khi niêm yết trên sàn HoSE tháng 6/2018, TCB chưa khi nào đạt được mức giá tốt như vậy. Kết phiên 24/1, mã đứng ở giá 50.300 đồng.

Cuối năm 2021, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch ngân hàng Techcombank được Forbes ghi nhận là tỷ phú Việt có mức độ gia tăng tài sản lớn nhất trong năm 2021. Cụ thể, đầu năm 2020, tài sản của tỉ phú này chỉ đạt 1,3 tỉ USD, đứng thứ 4 trong danh sách tỉ phú Việt Nam.

Trải qua hơn một năm chịu tác động tiêu cực vì dịch Covid-19 nhưng đến nay, tài sản của ông Hồ Hùng Anh đã tăng lên 2,6 tỉ USD. Mức tăng ấn tượng này đã đưa Chủ tịch ngân hàng Techcombank lên top 3 trong danh sách người giàu nhất Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.