Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị CPV Food nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

CPV Food Bình Phước
14:17 - 21/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Đánh giá CPV Food tại Bình Phước có vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nhà đầu tư đến từ Thái Lan này tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước của Việt Nam để thay thế nhập khẩu hơn nữa.

CPV Food là Nhà máy thứ 17 của Tập đoàn CP Thái Lan tại Việt Nam và cũng là nhà máy quy mô lớn nhất Đông Nam Á của Tập đoàn, tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Nhà máy được đặt tại KCN Becamex Bình Phước, giải quyết việc làm cho khoảng 2.800 người với mức lương khoảng 10 -15 triệu đồng, cao hơn bình quân chung trong khu vực. Năm 2021, CPV Food đã đóng khoảng 30 tỷ đồng tiền thuế.

Khi tới thăm Nhà máy CPV Food ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra dây chuyền sản xuất và tìm hiểu về hoạt động của nhà máy, đặc biệt là việc xử lý các vấn đề môi trường, phát thải methane; hoạt động, kim ngạch xuất nhập khẩu của nhà máy, tác động của các FTA mà Việt Nam đã tham gia tới nhà máy; đóng góp với ngân sách nhà nước…

Thủ tướng cho biết, Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Đánh giá nhà máy công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng, Thủ tướng bày tỏ mong muốn nhà máy tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa trong khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi (hiện nhập khẩu khoảng 70%) góp phần giảm chi phí cho nhà máy và cùng Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ…

Thủ tướng đề nghị tổ hợp nhà máy xử lý tốt vấn đề môi trường khi vận hành 24 trang trại chăn nuôi gà; tận dụng tối đa các FTA mà Việt Nam đã ký kết để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu; sử dụng hiệu quả nhất quỹ đất và lao động trên cơ sở công nghệ, quản trị hiện đại…

Thủ tướng kiểm tra dây chuyền sản xuất và tìm hiểu về hoạt động của nhà máy. Ảnh: Báo Chính phủ.

Thủ tướng kiểm tra dây chuyền sản xuất và tìm hiểu về hoạt động của nhà máy.

Ảnh: Báo Chính phủ.

CPV Food đặt mục tiêu nâng công suất lên gấp đôi vào năm 2023

CPV Food đi vào hoạt động từ 23/12/2020, là tổ hợp các nhà máy và trang trại chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín hoàn chỉnh, gồm nhà máy thức ăn chăn nuôi - trang trại gà giống bố mẹ - nhà máy ấp trứng - trang trại gà thịt - nhà máy giết mổ và chế biến, cùng với hệ thống xử lý phế phẩm.

CPV Food được kỳ vọng tạo ra bước đột phá trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Nhà máy dự kiến cung cấp sản phẩm thịt gà chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ 100 triệu USD một năm trong giai đoạn 1 và 200 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 2.

Trong giai đoạn 1 (đến hết năm 2022), quy mô tổ hợp dự án là 50 triệu con/năm với sản lượng chế biến 116.000 tấn/năm. Trong đó, 55% sản lượng thực phẩm chế biến được dành cho xuất khẩu, 45% cung cấp nội địa.

Giai đoạn 2 của dự án bắt đầu từ năm 2023, nâng công suất lên gấp đôi, tương đương 100 triệu con gà thịt/năm. Thị trường xuất khẩu mục tiêu của tổ hợp dự án là Nhật Bản 45%, EU 35%, các nước châu Á khác 10%, Trung Đông 10%.

Đại diện CPV Food cho biết đây là một trong số những dự án lớn, quan trọng của Tập đoàn CP tại Việt Nam, với quy trình chế biến khép kín trên quy mô Đông Nam Á. Sau khi đi vào vận hành, ngay từ năm 2022, CPV Food đã có lô gà xuất khẩu đầu tiên đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm gia cầm lớn trên thế giới.

Tập đoàn CP được Viện Ethisphere vinh danh là một trong những công ty có chuẩn mực đạo đức nhất thế giới năm thứ 2 liên tiếp trong danh mục ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Ethisphere là viện đo lường và đánh giá các tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh, đã công bố kết quả “Các công ty có chuẩn mực đạo đức nhất thế giới năm 2022” (The 2022 World’s Most Ethical Companies) với 135 công ty hàng đầu đến từ 22 quốc gia trên thế giới. Các tiêu chí để đánh giá trong danh sách này được thể hiện ở 5 lĩnh vực chính:

1. Chương trình đạo đức và tuân thủ luật pháp.

2. Quản trị doanh nghiệp.

3. Xây dựng văn hóa đạo đức.

4. Bảo vệ các tác động đến môi trường và xã hội.

5. Khả năng lãnh đạo và bảo vệ danh tiếng của tổ chức.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.