Tiền gửi của người dân tăng trong khi của tổ chức kinh tế giảm mạnh

TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
17:01 - 09/05/2023
Tiền gửi của người dân tăng trong khi của tổ chức kinh tế giảm mạnh
0:00 / 0:00
0:00
Tính đến cuối tháng 2/2023, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng lên gần 6,18 triệu tỷ đồng, vượt số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng cuối tháng 2/2023 đạt gần 11,8 triệu tỷ đồng, giảm hơn 23.800 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tương đương giảm 0,2%.

Trong đó, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2 đã đạt hơn 6,18 triệu tỷ đồng, tăng hơn 314.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,36%), đánh dấu 15 tháng liên tiếp tăng trưởng dương.

Tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong bối cảnh những tháng đầu năm nay trong bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng tăng liên tục. Theo đó, giai đoạn cuối năm 2022 và 3 tháng đầu năm nay, lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao lên tới 9-10%/năm đã hút mạnh người gửi tiền.

Lãi suất ở mức cao khiến dòng tiền nhàn rỗi của người dân liên tục chảy vào kênh tiết kiệm của ngân hàng. Nhiều khách hàng có xu hướng bỏ tiền nhàn rỗi vào các tài khoản gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng để thu lãi nhiều nhất. Điều này cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền vào các kênh đầu tư khác sụt giảm như chứng khoán, bất động sản.

Tiền gửi tổ chức kinh tế giảm mạnh nhất trong 3 năm

Ở chiều ngược lại, trong giai đoạn này lại ghi nhận tiền gửi đến từ nhóm khách hàng tổ chức kinh tế tại ngân hàng sụt giảm. Trong đó, số dư tiền gửi của các doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng đã giảm hơn 338.000 tỷ đồng (tương đương giảm 5,68%) trong 2 tháng đầu năm nay.

Đáng chú ý, đây là tháng thứ hai liên tiếp tiền gửi của các tổ chức kinh tế suy giảm. Thực tế, việc tiền gửi của nhóm khách hàng này giảm trong những tháng đầu năm cũng không phải là chuyện hiếm do yếu tố mùa vụ Tết Nguyên đán chi trả lương, thưởng cho người lao động.

Tuy nhiên, mức giảm trong 2 tháng đầu năm 2023 là mức giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây, phần nào phản ánh sự khó khăn của các doanh nghiệp giai đoạn hiện nay. Không ít khách hàng đã phải đã hạn chế việc vay vốn thời điểm này do lãi suất lên cao, thay vào đó họ rút bớt tiền gửi để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán, tính đến cuối quý 1/2023, các nhà băng có hơn 8,58 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 3,6% so với đầu năm. Trong đó, top 10 ngân hàng có nhiều tiền gửi khách hàng nhất hiện đang nắm giữ 6,75 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng, chiếm tỷ trọng gần 78,9% trong 27 ngân hàng.

Trong đó, BIDV tiếp tục dẫn vị trí quán quân về tiền gửi với gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với cuối năm 2022.

Theo sau là Vietcombank và Vietinbank lần lượt đạt 1,28 triệu tỷ đồng và 1,72 triệu tỷ đồng trong quý 1/2023, tương ứng tăng 3,1% và 1,9%.

Tại nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, Sacombank xếp vị trí thứ 4 với hơn 478.000 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cuối năm 2022. Theo sau là MB với 452.415 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.

Những gương mặt khác trong Top 10 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng cao nhất gồm ACB đạt 422.755 tỷ đồng, SHB đạt 391.482 tỷ đồng, Techcombank đạt 397.298 tỷ đồng, VPBank 331.184 tỷ đồng và cuối cùng là HDBank.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.