Tiêu thụ nông sản Việt qua sàn TMĐT, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế Nông nghiệp

DOANH NGHIỆP Việt nAM
16:00 - 07/01/2022
Kế hoạch 1034 của Bộ TT&TT tập trung vào việc đưa hộ nông dân sản xuất lên sàn TMĐT qua 2 sàn của Bưu điện Việt Nam (Postmart.vn) và Viettel Post (voso.vn)
Kế hoạch 1034 của Bộ TT&TT tập trung vào việc đưa hộ nông dân sản xuất lên sàn TMĐT qua 2 sàn của Bưu điện Việt Nam (Postmart.vn) và Viettel Post (voso.vn)
0:00 / 0:00
0:00
Trước việc kêu gọi được số vốn 2,9 triệu USD của FoodMap, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Bộ TT&TT, giao thương nông sản qua sàn TMĐT tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

FoodMap là một sàn thương mại điện tử nông nghiệp có trụ sở tại Việt Nam, đã huy động được 3 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-series A do Vulpes Ventures và Beenext đồng dẫn đầu. Bên cạnh đó, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của Ascend Vietnam Ventures cũng như nhà đầu tư hiện tại là Wavemaker Partners, theo Tech in Asia.

Gần đây, phía FoodMap có kế hoạch phát triển hoạt động B2B ở thương mại hiện đại và các cửa hàng thương mại truyền thống. Đối với hoạt động B2C, FoodMap gần đây đã khởi động một chương trình liên kết mua theo nhóm cho phép bán hàng trên mạng xã hội để tiếp cận các khách hàng của mình.

Được thành lập vào năm 2020, sàn thương mại điện tử FoodMap nhanh chóng trở thành nơi kết nối nông dân, nhà sản xuất thực phẩm với các cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp. Đến hiện tại, sàn điện tử nông sản này đã có năm nhãn hiệu riêng, bao gồm các nhãn hiệu cho trà, cà phê, trái cây, sô cô la và hải sản.

Hiện, sàn thương mại điện tử FoodMap cung cấp sản phẩm của hơn 300 nông dân và nhà sản xuất cho Việt Nam. Nền tảng cho phép khách hàng nhìn thấy sản phẩm của FoodMap thông qua nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng di động. Tất cả các sản phẩm được đưa vào FoodMap đều có mã QR. FoodMap kết hợp giữa khả năng tự giao hàng của đơn vị cũng như dịch vụ hậu cần của bên thứ ba để vận chuyển sản phẩm đi khắp nơi.

Đối với người nông dân, FoodMap giúp tăng thu nhập đối với các sản phẩm thô của họ lên khoảng 10%-20% trong khi giảm các khoản chi phí kém hiệu quả qua nhiều lớp trung gian. Bên cạnh đó, nền tảng cung cấp nhiều thông tin chuyên môn và cách thức giúp người nông dân lập kế hoạch thu hoạch.

Đến hết năm 2021, Bộ TT-TT và các địa phương dự tính đưa 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT và từng bước tiếp tục triển khai trong năm 2022

Đến hết năm 2021, Bộ TT-TT và các địa phương dự tính đưa 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT và từng bước tiếp tục triển khai trong năm 2022

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua sàn thương mại điện tử

Bất chấp những bước tăng trưởng vượt bậc gần đây trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ, Việt Nam nhìn chung vẫn là một nước nông nghiệp với khoảng 20% dân số làm việc trong nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề khó khăn vẫn chưa được giải quyết như quá nhiều trung gian khiến giá nông sản cao gấp 6-7 lần khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tình trạng chất lượng trong sản xuất thực phẩm không được kiểm soát khiến cho giá xuất khẩu thấp và người tiêu dùng không tin tưởng.

Trước thực trạng đó, phía Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tiên phong trong việc tạo ra hạ tầng, nền tảng, dịch vụ nhằm đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế, hạn chế khó khăn từ phía trung gian, giữ giá cho người nông dân sản xuất nông sản.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, tạo nên hệ sinh thái số hoàn chỉnh nhằm thay đổi cũng như tạo môi trường để các hộ sản xuất nông nghiệp làm quen và nhanh chóng thích ứng, vận dụng các ứng dụng số trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1034 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu. Mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, với Kế hoạch hỗ trợ sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần tránh ùn ứ nông sản trong màu cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá.

Kế hoạch hỗ trợ còn có chính sách ưu đãi cho hộ sản xuất nông nghiệp khi mua sắm các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh trên sàn TMĐT.

Song song với đó, hỗ trợ sản phẩm và thương hiệu cụ thể của từng hộ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng thông qua sàn TMĐT. Người tiêu dùng tại các địa phương trong nước và quốc tế có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh.

Theo Bộ Trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: “Trên 25 triệu hộ gia đình Việt Nam, dù ở bất kỳ đâu trên mảnh đất này, đều có thể mua cân vải và nhận quả vải tươi sau nhiều nhất là 48 tiếng”.

Với việc đẩy mạnh giao dịch trên sàn thương mại điện tử giúp người nông dân không bị thương lái ép giá, đặc biệt trong mùa cao điểm. Trước tình trạng ùn ứ hàng nông sản trong nhiều tuần qua tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, xu hướng bán hàng trên các sàn TMĐT dự kiến trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ.

Lần đầu tiên, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản theo mô hình TMĐT xuyên biên giới trên nền tảng TMĐT "Make in Vietnam", hơn 1.000 hộ gia đình người Việt xa quê tại Bỉ, Đức, Séc được thưởng thức trái vải tươi ngon trong 96 giờ kể từ lúc thu hoạch với tổng doanh thu 4 tỷ đồng.

Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Bắc Giang, tiêu thụ vải của tỉnh vẫn đạt 8.000 tấn nhờ giao dịch trên sàn TMĐT. Tính đến hết năm 2021, Bắc Giang đã tiêu thụ hơn 9.000 tấn vải thiều với gần 1 triệu đơn hàng thông qua các kênh bán hàng trên sàn TMĐT.

Giờ đây, với sự phát triển không ngừng của sàn TMĐT, thị trường tiềm năng cho nông sản Việt không chỉ còn ở ngoài biên giới. Nhu cầu của người tiêu dùng nội địa ngày càng cao, việc quay trở lại thị trường trong nước cùng với phát triển kênh bán hàng có lẽ là một hướng đi bền vững đối với doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.