Vietcombank đạt kế hoạch 2021, dẫn đầu ngành về nộp ngân sách với 11.000 tỷ đồng

NGÂN HÀNG Việt nAM
11:38 - 10/01/2022
Vietcombank nhiều năm dẫn đầu toàn ngành về lợi nhuận kinh doanh.
Vietcombank nhiều năm dẫn đầu toàn ngành về lợi nhuận kinh doanh.
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đều đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị giao. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng.

Đó là thông tin từ ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank trong Hội nghị triển khai công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2022 diễn ra sáng nay 10/1 tại Hà Nội.

Cụ thể: Huy động vốn thị trường I đạt 1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020; Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020; Dư nợ tín dụng đạt 963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020.

Đặc biệt, ngân hàng thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của Ngân hàng nhà nước. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%).

Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13,2% so với năm 2020. Doanh số TTQT-TTTM tăng 23,7% so với năm 2020. Thị phần Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại ở mức 15,36%. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020. Chỉ số ROAA và ROAE tăng cao so với 2020, đạt mức 1,6% và 21%.

Kết quả kinh doanh của Vietcombank, trong đó năm 2021 là lợi nhuận ước đạt.

Kết quả kinh doanh của Vietcombank, trong đó năm 2021 là lợi nhuận ước đạt.

Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng chịu tác động của dịch Covid-19. Tổng dư nợ được hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho vay tại thời điểm 31/12/2021 đạt xấp xỉ 680.000 tỷ đồng, tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng khoảng 7.100 tỷ đồng. Tổng dư nợ khách hàng được cơ cấu lại nợ là hơn 10.540 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 9.410 tỷ và dư nợ lãi 1.130 tỷ đồng.

Về tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế, mặc dù chưa tiết lộ con số cụ thể nhưng đại diện Vietcombank cho biết ngân hàng đã đạt kế hoạch được giao trong năm 2021; tiếp tục giữ vị trí đầu ngành về nộp ngân sách nhà nước với tổng số tiền khoảng 11.000 tỷ đồng.

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, Vietcombank lên kế hoạch so với năm 2020 sẽ tăng tổng tài sản 5%; dư nợ tín dụng tăng 10,5%; huy động vốn phù hợp nhu cầu sử dụng vốn 7%; lợi nhuận trước thuế ngân hàng hợp nhất tăng 11%; tỷ lệ nợ xấu vẫn sẽ duy trì mức thấp dưới 1%; tỷ lệ chi trả cổ tức là 8%.

Năm 2020, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế hơn 23.000 tỷ đồng; quy mô vốn hoá đạt 15,7 tỷ USD, dẫn đầu toàn ngành.

Như vậy, với thông tin từ Hội nghị triển khai công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2022 thì năm 2021, Vietcombank ước đạt 25.580 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 8%; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 12%.

Trước Vietcombank, 3 ngân hàng trong nhóm Big4 còn lại cũng tiết lộ kết quả năm 2021. Agribank ghi nhận lợi nhuận hơn 14.000 tỷ đồng, trong khi năm 2020 đạt hơn 13.200 tỷ đồng. Còn VietinBank thông báo lợi nhuận vượt kế hoạch (16.800 tỷ đồng). Lãnh đạo của BIDV thì chia sẻ ngân hàng đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm (lợi nhuận trước thuế hợp nhất 13.000 tỷ đồng).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.