VN-Index giằng co, một cổ phiếu thép hai phiên 'cháy hàng'

POM HPG
16:05 - 12/12/2023
Các cổ phiếu giao dịch trong biên độ hẹp.
Các cổ phiếu giao dịch trong biên độ hẹp.
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index hôm nay tiếp tục giao dịch giằng co quanh mốc 1.125 điểm. Dòng tiền được thu hút vào nhóm thép với một mã tăng trần phiên thứ hai liên tiếp.

Đóng cửa phiên 12/12, chỉ số sàn HoSE tăng hơn 2 điểm lên mốc 1.127,63 điểm. HNX-Index tăng 0,34 điểm còn UPCoM giảm nhẹ. Tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt gần 15.000 tỷ đồng. Khối ngoại giao dịch hơn 2.300 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Đây là phiên thứ 10 liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bán ròng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng 105 tỷ đồng, kế đến là MSN 64 tỷ đồng, VNM 61 tỷ đồng, KBC 40 tỷ đồng, VCB và VPB trên 30 tỷ đồng, SSI 30 tỷ đồng, STB và VCI 20 tỷ đồng... Chiều ngược lại, VND được mua ròng 68 tỷ đồng, tiếp theo là HPG 33 tỷ đồng, VHC, PC1, VIC, NVL, BFC, VRE hơn 10 tỷ đồng...

Với mức thanh khoản thấp và diễn biến giằng co, các cổ phiếu cũng giao dịch trong biên độ hẹp. Tại rổ VN30, tăng mạnh nhất là FPT +1,9%, lên giá 96.800 đồng/cp. Từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu của tập đoàn công nghệ đã phục hồi gần 12%, gần về lại vùng đỉnh lịch sử.

Mã bluechip tăng mạnh thứ hai là HPG +1,6%, lên mức giá 27.950 đồng/cp. Từ cuối tháng 10 đến nay, cổ phiếu của Hoà Phát cũng đã phục hồi 15% và gần về lại vùng đỉnh 18 tháng.

Tăng đáng kể trong rổ VN30 còn có BID +1,2%, còn lại các mã khác chỉ tăng nhẹ. Chiều ngược lại, giảm mạnh nhất là MSN -1,9%, BCM -1,1%, GAS, PLX, SAB, SHB, SSI, VNM giảm dưới 1%.

Với sự tích cực của HPG, thép trở thành nhóm có tác động tích cực nhất đến thị trường. Trong nhóm này, HSG và NKG cũng tăng nhẹ. Đáng chú ý có POM tăng trần lên mức giá 5.810 đồng/cp. Đây là phiên thứ hai liên tiếp, cổ phiếu của Thép Pomina “cháy hàng”. Từ cuối tháng 11 đến nay, mã đã tăng gần 30%.

Cổ phiếu thép diễn biến tích cực trong bối cảnh giá thép và sản lượng tiêu thụ đều cải thiện. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam trong tháng 11/2023 đạt 2,45 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 10 và tăng 34% so với cùng kỳ 2022. Tiêu thụ thép các loại đạt 2,5 triệu tấn, tăng 13% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ 2022.

Cuối tuần trước, loạt các doanh nghiệp thép trong nước công bố tăng giá mạnh các sản phẩm ống thép, thép tấm mạ kẽm. Mức tăng chủ yếu 300 đồng/kg, thời gian áp dụng từ 11/12.

Trở lại với giao dịch hôm nay, các nhóm tăng vốn hoá là công nghệ thông tin, bán lẻ, vận tải kho bãi, xây dựng, ngân hàng, thuỷ sản, bất động sản, hoá chất. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể do các cổ phiếu dao động trong biên độ hẹp.

Nhóm ngân hàng có BID, VPB, CTG, TCB, MBB, ACB, HDB, STB, PGB, SGB. Tăng mạnh nhất là BID và PGB +1,2%. Chiều giảm mạnh nhất là KLB -2,5%, ngoài ra còn có ABB, LPB, NVB, SHB. Nhiều mã đứng tham chiếu.

Nhóm bất động sản được kéo lên bởi VIC, VHM, NVL, NLG, DXG, TCH... trong đó tăng mạnh nhất là NLG +1,4%. Chiều giảm có BCM, PDR, CEO, KBC, VPI, ITA... trong đó PDR điều chỉnh mạnh nhất, giảm 2,7% từ vùng đỉnh 1 năm (28.000 đồng/cp). Chỉ tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu của Bất động sản Phát Đạt đã tăng tới 23%.

Các nhóm ở chiều giảm là khai khoáng, chứng khoán, nông nghiệp, sản phẩm cao su, tiện ích, với mức điều chỉnh cũng không lớn. Nhóm chứng khoán giảm do SSI, SHS, VCI, HCM đều giảm giá. VND tăng nhẹ 0,5% còn VIX đứng tham chiếu. Chiều tăng mạnh nhất là APS +2,9%, VDS +1,8%...

Nhóm nông nghiệp giảm do VIF, HNG, NSC, SSC. HAG vẫn chưa dứt đà tăng nhưng dòng tiền mua cũng giảm nhiệt, chỉ tăng 0,8%, lên mức giá 13.100 đồng/cp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.