Yuanta Việt Nam: Doanh thu bảo hiểm thúc đẩy lợi nhuận phi tín dụng tại các ngân hàng

NGÂN HÀNG Việt nAM
15:04 - 20/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, thu nhập phí sẽ trở thành động lực thúc đẩy lợi nhuận, với hai nhân tố đóng góp chính là doanh thu bancassurance và phí dịch vụ thẻ.

Báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng của công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, thu nhập của các ngân hàng sẽ ít bị phụ thuộc vào mảng cho vay trong tương lai. Cụ thể, thu nhập phí sẽ trở thành động lực thúc đẩy lợi nhuận, với hai nhân tố đóng góp chính là doanh thu bancassurance và phí dịch vụ thẻ.

Trong đó, khoản doanh thu từ bancassurance, đặc biệt là khoản phí trả trước từ các thỏa thuận độc quyền trong thời gian gần đây vào cuối năm 2021 - đầu năm 2022 (như thỏa thuận giữa Vietinbank – Manulife, Maritime Bank – Prudential, VPBank – AIA, và Sacombank – Dai-ichi Life) sẽ thúc đẩy thu nhập phí của các ngân hàng này và cả toàn ngành.

Nhóm chuyên gia kỳ vọng hoạt động bán bancassurance của VietinBank, Vietcombank, Techcombank, VPBank, MSB và Sacombank sẽ được đẩy mạnh sau khi các hợp đồng bancassurane được ký kết với các công ty bảo hiểm là đối tác độc quyền của họ.

Vì thế, doanh thu từ bancassurance kỳ vọng sẽ đóng góp nhiều hơn vào tổng thu nhập phí (có thể sẽ đạt 50%) của toàn ngành trong thời gian tới. Trước đó, trong năm 2021, khoản phí thu được từ việc bán bancassurance trung bình đóng góp khoảng 37% (17 ngân hàng niêm yết) vào tổng thu nhập phí của các ngân hàng.

Theo Yuanta Việt Nam, bancassurance là một kênh phân phối tiềm năng giúp các công ty bảo hiểm mở rộng hệ thống phân phối và cơ sở khách hàng của họ. Các ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn và tệp khách hàng tiềm năng là những gì mà các công ty bảo hiểm đa quốc gia còn thiếu và đây cũng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn trong việc bán bảo hiểm.

Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như VietinBank và Vietcombank đang đứng đầu xét về số lượng khách hàng và mạng lưới hoạt động trên toàn quốc.

Các ngân hàng thương mại như VPBank, MB và HDBank cũng có tệp khách hàng quy mô lớn. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là những khách hàng của các công ty con tài chính. Thu nhập hằng tháng của những khách hàng này được xếp vào nhóm thu nhập thấp.

Vì thế, nhóm phân tích cho rằng khả năng có thể bán sản phẩm bancassurance cho các khách hàng từ các công ty tài chính tiêu dùng thấp hơn so với các khách hàng của ngân hàng.

Do đó, nếu không tính đến số lượng khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng, thì các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hiện đang là những ngân hàng có số lượng khách hàng bancassurance tiềm năng nhiều nhất.

Ngoài ra, các ngân hàng tạo doanh thu từ việc bán các sản phẩm của các công ty bảo hiểm là đối tác của họ, và đồng thời cũng được hưởng lợi từ khoản phí trả trước từ thỏa thuận bancassurance độc quyền với công ty cung cấp bảo hiểm.

Việc công bố các thương vụ độc quyền (và các khoản phí trả trước từ các công ty bảo hiểm cho ngân hàng) thông thường sẽ tạo nên sự hứng khởi trên thị trường.

Ngoài việc đóng góp vào thu nhập phí, bancassurance còn giúp các ngân hàng khai thác thêm nhiều lợi ích khác từ khách hàng mà không phải tiêu tốn nhiều vốn của ngân hàng, từ đó giúp thúc đẩy ROE của các ngân hàng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.