5 năm để xử lý xong yếu kém, thất thoát của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước

CHÍNH SÁCH Việt nAM
22:53 - 13/10/2021
5 năm để xử lý xong yếu kém, thất thoát của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
0:00 / 0:00
0:00
Chiều 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, xác định một trong những mục tiêu trọng tâm là xử lý xong yếu kém của các tập đoàn Nhà nước. 

Theo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 được Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong giai đoạn này là trên 6,5% một năm.

Mục tiêu: Đóng góp của TFP vào tăng trưởng ở mức 45%

Trong đó tốc độ tăng năng suất lao động, ngành công nghiệp chế biến chế tạo trung bình đạt 6-7%/năm. Chỉ số này tại các vùng kinh tế trọng điểm và 5 TP trực thuộc Trung ương phải cao hơn tốc độ tăng năng suất trung bình cả nước, qua đó nâng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng lên khoảng 45%.

Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt là các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

Với mục tiêu giảm dần thâm hụt Ngân sách Nhà nước, chỉ tiêu được xác định là cả giai đoạn 2021-2025 bình quân khoảng 3,7% GDP. Đến năm 2025, tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ hàng năm trong phạm vi trần nợ công không quá 60% GDP.

Ngưỡng cảnh báo nợ công khoảng 55% GDP và trần nợ Chính phủ không quá 50% GDP, ngưỡng cảnh báo nợ Chính phủ khoảng 45% GDP.

Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước là mục tiêu trọng tâm

Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp khối DNNN, xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công.

Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm, bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP; duy trì nợ xấu nội bảng toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới ngưỡng 3%; phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp; tất cả ngân hàng thương mại đáp ứng tiêu chuẩn Basel II trong 5 năm tới

Liên quan quan đến mục tiêu phát triển các loại thị trường, chỉ tiêu đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP.

Liên quan đến mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước, chỉ tiêu cụ thể được xác định là cả giai đoạn 2021-2025 bình quân khoảng 3,7% GDP. Đến năm 2025, mục tiêu tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ hằng năm trong phạm vi trần nợ công không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo nợ công khoảng 55% GDP và trần nợ Chính phủ không quá 50% GDP, ngưỡng cảnh báo nợ Chính phủ khoảng 45% GDP.

Đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

Cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp, làm rõ chỉ tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP

Cũng theo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp quy mô vừa và lớn đạt 60.000-70.000. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP quốc gia khoảng 55%. Đến năm 2025, tối thiểu 5 đến 10 trong số các sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, góp phần cải thiện vị thế của ngành trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp trong 5 năm tới là khó khả thi trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản, giải thể tăng mạnh do tác động của dịch COVID-19. Với những doanh nghiệp duy trì hoạt động, tình hình dòng tiền cũng gặp nhiều thách thức.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quochoi.vn

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị nghiên cứu, cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Ngoài mục tiêu số lượng cần nghiên cứu đề xuất mục tiêu chất lượng doanh nghiệp.

Thẩm tra về các chỉ tiêu khác trong kế hoạch như kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị nghiên cứu bổ sung làm rõ nội hàm các yếu tố cấu thành kinh tế số, qua đó làm cơ sở để xác định mục tiêu này./.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.