ADB: Nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới

NĂNG LƯỢNG Việt nAM
09:36 - 28/10/2022
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
Theo chuyên gia ADB, Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm nữa. Vì vậy, Việt Nam sẽ cần phải đầu tư hàng trăm tỷ USD để đảm bảo nguồn cung năng lượng.

Chia sẻ trong cuộc trao đổi ngày 27/10 tại Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ngân hàng ADB Việt Nam thông tin, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được ADB dự báo sẽ đạt 6,5% trong năm 2022 và đạt mức cao hơn với 6,7% năm 2023, trong trường hợp kinh tế toàn cầu không có sự thay đổi đột ngột.

Giám đốc Quốc gia ADB nhận định, với mức độ tăng trưởng nhanh chóng, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam sẽ rất cao, tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Vì vậy, Việt Nam sẽ cần phải đầu tư hàng trăm tỷ USD để đảm bảo nguồn cung năng lượng trong tương lai.

Hỗ trợ về cơ chế chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26, đặc biệt với mục tiêu trung hòa phát thải carbon vào năm 2050 và loại bỏ điện than vào năm 2040, ADB đã giới thiệu Cơ chế chuyển đổi năng lượng (ETM).

Mục tiêu của cơ chế này nhằm huy động nguồn tài chính công và tư, dựa trên tiếp cận thị trường để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, đồng thời, tăng đáng kể đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Theo ông Andrew Jeffries, ETM là một phương thức sáng tạo, tập trung vào nhà máy điện than, là những nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất trong lĩnh vực điện. Là một quốc gia đang tăng trưởng nhanh, Việt Nam cần tiếp tục vận hành những nhà máy này, trong khi triển khai những khoản đầu tư mới vào năng lượng tái tạo và tạo ra công suất điện thay thế. Cơ chế này được thiết kế để mua lại một số nhà máy nhiệt điện than chọn lọc. Ngay lập tức, chủ sở hữu nhà máy sẽ có nguồn vốn để tái đầu tư vào các nguồn phát điện sạch.

Dù vẫn sẽ dừng hoạt động trong tương lai nhưng những nhà máy này có thể tiếp tục hoạt động thêm một thời gian và đóng góp nhiều hơn vào công cuộc giảm phát thải. Nguồn vốn và công nghệ do ADB huy động bằng cách phối hợp với các đối tác phát triển quốc tế, các chính phủ, các tổ chức từ thiện và các nhà đầu tư tư nhân.

Cũng theo ông Jeffries, hiện tại Việt Nam chưa có hoạt động trong khuôn khổ liên quan đến cơ chế này được triển khai, nhưng ADB tin rằng ETM sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

“Vai trò của ADB là hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, nên ADB hy vọng có thể giới thiệu, chia sẻ thông tin về ETM với Việt Nam và tiến hành nghiên cứu tính khả thi ban đầu của ETM ở Việt Nam và trình bày các đề xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”, ông Jeffries chia sẻ.

Chia sẻ thêm về vấn đề chuyển dịch năng lượng xanh tại Việt Nam, ông Jeffries cho rằng trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao, giá than tăng gấp 3 thì việc phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là vô cùng hợp lý.

Tuy nhiên, để tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo để tạo ra điện, đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến và chi phí đầu tư khá cao. Hiện nay, chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo nhìn chung đang cao hơn so với chi phí từ năng lượng hóa thạch. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để vừa đảm bảo chuyển dịch năng lượng xanh, vừa đảm bảo người dân có thể đủ điều kiện chi trả cho việc mua bán điện năng lượng tái tạo.

Trả lời câu hỏi của Mekong ASEAN, ông Andrew Jeffries cho hay, giá năng lượng hóa thạch phụ thuộc vào biến động giá trên thị trường toàn cầu, trong khi đó, các chi phí cho nguồn điện gió, điện mặt trời hiện tại gần như bằng 0. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho các dự án năng lượng tái tạo này rất lại rất đắt đỏ.

"Do đó, chúng ta cần có những cơ chế xử lý rủi ro, khuyến khích đầu tư một cách phù hợp để thu hút được các nhà đầu tư cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Một khi rủi ro được kiểm soát ở mức thấp thì mức độ kỳ vọng vào tỷ suất hoàn vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ cao hơn. Khi đó, họ sẽ quan tâm và quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực này với phần vốn đầu tư ban đầu rất lớn"

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Giám đốc Quốc tế ADB cũng cho rằng, khả năng chi trả mua điện đang là vấn đề lớn với các nước đang phát triển, không chỉ riêng với Việt Nam. "Đó là lý do chúng tôi đánh giá huy động nguồn vốn ưu đãi cho các dự án năng lượng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, quan trọng không kém là những chính sách hỗ trợ giá từ phía Chính phủ", ông Jeffries nhấn mạnh.

Tài trợ cho ứng phó biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ cuộc trao đổi, các chuyên gia ADB cho rằng, Việt Nam là quốc gia dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai như bão và lũ lụt.

Ngoài sự hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, ADB cũng sẽ tích cực kề vai sát cánh cùng Việt Nam trong việc thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Ngoài sự hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, ADB cũng sẽ tích cực kề vai sát cánh cùng Việt Nam trong việc thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Vừa qua, ADB đã công bố sẽ nâng mức cung cấp tài trợ cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cho các quốc gia đang phát triển lên tới 100 tỷ USD trong giai đoạn 2019 - 2030. ADB sẽ tiếp tục tăng cường tiếp cận các công nghệ mới tập trung vào khí hậu và huy động nguồn vốn tư nhân hướng tới tài trợ khí hậu, hỗ trợ cho chương trình nghị sự khí hậu trong 5 lĩnh vực chính:

Thứ nhất, những cách thức mới cho giảm thiểu biến đổi khí hậu, bao gồm lưu trữ năng lượng, tiết kiệm năng lượng, và giao thông phát thải thấp khí carbon. ADB dự kiến tài trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu lũy kế của mình sẽ đạt 66 tỷ USD.

Thứ hai là hỗ trợ mở rộng quy mô các dự án thích ứng có điều chỉnh. Các dự án trong những lĩnh vực nhạy cảm về khí hậu, như đô thị, nông nghiệp và nước, sẽ được thiết kế với mục tiêu chủ yếu là thích ứng khí hậu hiệu quả và nâng cao khả năng chống chịu. ADB dự kiến mức tài trợ cho thích ứng khí hậu lũy kế của mình sẽ đạt 34 tỷ USD.

Thứ ba là về gia tăng tài trợ khí hậu trong các hoạt động ở khu vực tư nhân của ADB. Việc mở rộng này sẽ được tăng cường bằng những cải thiện về hiệu quả hoạt động, sự phục hồi về nhu cầu tài chính của thị trường sau đại dịch, các công nghệ mới và sự đổi mới trong tài trợ khí hậu, cùng những lĩnh vực kinh doanh mới cho các hoạt động khí hậu của khu vực tư nhân. ADB dự định hỗ trợ các sáng kiến ​​này với 12 tỷ USD tài trợ khí hậu lũy kế cho khu vực tư nhân từ các nguồn lực của riêng mình và dự kiến ​​sẽ thu hút thêm từ 18 tỷ USD tới 30 tỷ USD.

Lĩnh vực thứ tư là hỗ trợ công cuộc phục hồi xanh, thích ứng và bao trùm sau đại dịch Covid-19, bao gồm thông qua các nền tảng tài chính sáng tạo như Quỹ Tài chính Xanh Xúc tác và Nền tảng Phục hồi Xanh ASEAN, dự kiến ​​sẽ tận dụng nguồn vốn từ các thị trường vốn và các nhà đầu tư khu vực tư nhân để đầu tư cho cơ sở hạ tầng carbon thấp.

Thứ năm, hỗ trợ thúc đẩy cải cách tại các quốc gia thành viên đang phát triển để khai mở các hành động thông qua cho vay chính sách, nhằm hỗ trợ những chính sách và thể chế giúp nâng cao khả năng thích ứng khí hậu và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Liên quan đến giảm thải khí carbon trong giao thông, các chuyên gia ADB thông tin, các phương tiện giao thông chiếm 18% lượng phát thải khí nhà kính hàng năm tại Việt Nam. Quá trình giảm thải carbon, thông qua các giải pháp như di chuyển bằng các phương tiện chạy điện, sẽ tác động trực tiếp đến kỳ vọng đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Do đó, ngày 24/10 vừa qua, ADB đã thu xếp gói tín dụng chống biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD cho CTCP Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast) để hỗ trợ sản xuất xe buýt điện và mạng lưới trạm sạc. Gói tín dụng này nhằm góp phần hỗ trợ mục tiêu đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 của Việt Nam và thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao.

Theo đó, khoản tài chính hỗ trợ chống biến đổi khí hậu này bao gồm các khoản vay với kỳ hạn 7 năm trị giá 20 triệu USD, khoản tài trợ ưu đãi lên tới 28 triệu USD từ ADB và khoản vay 87 triệu USD do ADB thu xếp vốn chính.

Tin liên quan

Đọc tiếp