Apple chuyển dịch sản xuất tai nghe AirPods và Beats sang Ấn Độ

apple ẤN ĐỘ
07:37 - 06/10/2022
Apple chuyển dịch sản xuất tai nghe AirPods và Beats sang Ấn Độ
0:00 / 0:00
0:00
Apple đang yêu cầu các nhà cung cấp chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất tai nghe AirPods và Beats sang Ấn Độ, đánh dấu sự thành công của quốc gia Nam Á này đang nỗ lực vươn lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Động thái này là một phần nằm trong kế hoạch đa dạng hoá sản xuất khỏi Trung Quốc của “gã khổng lồ” công nghệ, nhằm giảm nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng giữa tác động của chính sách “zero Covid” của Trung Quốc với tình hình căng thẳng chính trị ngày càng nóng với Mỹ.

Theo Nikkei Asia, Apple đang đàm phán với một số nhà cung cấp của mình về việc tăng sản lượng các thiết bị âm thanh chủ chốt của hãng vào đầu năm tới tại Ấn Độ.

Đáp lại yêu cầu trên, Foxconn, đối tác lắp ráp iPhone của Apple đang chuẩn bị sản xuất tai nghe Beats tại quốc gia Nam Á này và AirPods sẽ là sản phẩm tiếp theo.

Ngoài ra, nhà cung cấp Luxshare Precision Industry, công ty đang sản xuất AirPods tại Việt Nam và Trung Quốc cũng lên kế hoạch giúp Apple sản xuất dòng tai nghe phổ biến này được lắp ráp tại Ấn Độ. Mặc dù, về phía Luxshare, hiện tại công ty đang muốn tập trung cho các nhà máy tại Việt Nam nhiều hơn.

Trong bối cảnh ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, AirPods là một trong những sản phẩm đầu tiên của Apple được sản xuất hàng loạt với quy mô lớn ngoài thị trường Trung Quốc. Dòng sản phẩm tai nghe này xuất xưởng hơn 70 triệu chiếc mỗi năm, chỉ đứng sau iPhone.

Trong tương lai, Apple mong muốn phát triển Ấn Độ như một cơ sở sản xuất chiến lược để xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Châu Âu.

Chuyên gia phân tích công nghệ tại IDC Joey Yen nhận định rằng, Ấn Độ sẽ đóng vai trò là công xưởng sản xuất thay thế chủ chốt ngoài Trung Quốc.

“Ấn Độ đang học hỏi từ sự thành công của Trung Quốc trong những năm qua và quốc gia này có tiềm năng tương tự để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ có lực lượng lao động trẻ và dồi dào, cùng thị trường nội địa khổng lồ”, chuyên gia Joey Yen nói.

Thời kỳ Trung Quốc là "công xưởng của thế giới" dần qua

Từ trước đến nay, Trung Quốc nổi tiếng là một quốc gia phát triển và có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất. Với nguồn nhân công giá rẻ, tài nguyên dồi dào và đa dạng chuỗi cung ứng, thị trường Trung Quốc đã thu hút nhiều công ty công nghệ, nhà cung cấp nước ngoài lựa chọn đầu tư và đặt nhà máy sản xuất. Điều này đã giúp Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới".

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với thị trường đầy biến động dẫn đến giá nhân công ở Trung Quốc ngày càng tăng đã khiến cho các nhà cung cấp lớn có xu hướng chuyển dịch sản xuất ở những thị trường khác tiềm năng hơn.

Theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, sản lượng điện thoại thông minh trên khắp thế giới được sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2016 đến nay đã liên tục có "những nốt giáng". Trong đó, đáng chú ý nhất là năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng nhất khi sản lượng smartphone trên toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc chỉ còn 68%.

Do đó, các ông lớn công nghệ càng có thêm lý do để cân nhắc việc dịch chuyển sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhằm tránh lặp lại khủng hoảng chuỗi cung ứng, dây chuyền sản xuất trong suốt một thời gian dài do sự ảnh hưởng của chính sách "zero Covid" của quốc gia này.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.