Biến thể Omicron tiếp tục gây sức ép lên giá dầu

DẦU THÔ THẾ GIỚI
13:57 - 08/01/2022
Biến thể Omicron tiếp tục gây sức ép lên giá dầu
0:00 / 0:00
0:00
Cảnh báo của WHO về các rủi ro do biến thể Omicron có thể gây ra và dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Mỹ đang làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu, qua đó kéo giá dầu hôm nay đi xuống.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 78,94 USD/thùng, giảm 0,52 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 67/1/2022, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã giảm 0,6 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 81,91 USD/thùng, giảm 0,08 USD/thùng trong phiên và cũng đã giảm 0,4 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 7/1.

Giá dầu thô lần nữa lao dốc do sự lây lan nhanh chóng của các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron. Nguồn: Internet.

Giá dầu thô lần nữa lao dốc do sự lây lan nhanh chóng của các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron. Nguồn: Internet.

Giá dầu ngày 8/1 có xu hướng giảm chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu yếu đi khi biến thể Omicron vẫn đang làm gia tăng các ca mắc và tử vong tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng các nước sẽ buộc phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại như một phương án cuối cùng để ngăn chặn dịch bệnh.

Tổng giám đốc WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 6/1: “Omicron dường như ít nghiêm trọng hơn so với Delta, đặc biệt ở những người đã được tiêm chủng, nhưng điều đó không có nghĩa biến thể này nên được phân loại là nhẹ”.

Ông Ghebreyesus cảnh báo sự gia tăng các ca nhiễm mới biến thể Omicron có thể kéo theo sự quá tải ở các bệnh viện.

Bên cạnh đó, giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay còn do thị trường đánh giá lo ngại từ căng thẳng địa chính trị leo thang tại Kazakhstan và tình trạng dừng sản xuất tại Lybia với báo cáo việc làm gây thất vọng của Mỹ và tác động của nó đối với chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Tại thành phố Almaty của Kazakhstan, lực lượng an ninh dường như kiểm soát các đường phố và tổng thống nước này cho biết trật tự hầu như đã được khôi phục, một ngày sau khi Nga cử quân đội dập tắt cuộc nổi dậy.

Các cuộc biểu tình bắt đầu ở khu vực phía tây, nơi có nhiều dầu mỏ của Kazakhstan, sau khi giá butan và propan leo thang vào ngày đầu năm mới.

Hôm 6/1, công ty Chevron Corp cho biết sản lượng khai thác tại mỏ dầu hàng đầu của Kazakhstan đã giảm, do một số nhà thầu làm gián đoạn đường tàu để ủng hộ các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp quốc gia Trung Á.

Trong khi đó, sản lượng ở Libya đã giảm còn 729.000 thùng/ngày từ mức cao 1,3 triệu thùng/ngày vào năm ngoái, một phần do công việc bảo trì đường ống.

Mặt khác, số việc làm mới của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 12 trong bối cảnh thiếu nhân lực và tăng trưởng việc làm có thể vẫn ở mức trung bình trong thời gian tới, do tình trạng nhiễm Covid-19 phức tạp làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Ở một diễn biến khác, nguồn cung bổ sung từ OPEC+, không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu, theo Reuters. Sản lượng của OPEC trong tháng 12 đã tăng 70.000 thùng/ngày so với tháng trước, so với mức tăng 253.000 thùng/ngày được cho phép theo thỏa thuận nguồn cung của OPEC+.

Trước đó, giá dầu thô cũng chịu áp lực giảm giá mạnh khi theo báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, lượng tồn kho xăng của Mỹ trong tuần trước đã tăng tới 10 triệu thùng do nhu cầu suy giảm vì diễn biến của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi đồng USD mất giá mạnh.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp