Boeing đứng trước các áp lực về quy định an toàn

Hàng KHông MỸ
08:54 - 08/01/2024
Một phần cửa sổ và tường bên hông bị mất của một máy bay Boeing MAX 9 vận hành bởi Alaska Airlines ngày 5/1/2024, Ảnh: Instagram/@strawberrvy
Một phần cửa sổ và tường bên hông bị mất của một máy bay Boeing MAX 9 vận hành bởi Alaska Airlines ngày 5/1/2024, Ảnh: Instagram/@strawberrvy
0:00 / 0:00
0:00
Việc chốt cửa của máy bay Boeing MAX 9 vận hành bởi hãng hàng không Alaska Airlines rơi ra từ bên hông khi đang ở trên không khiến nhà sản xuất máy bay này rơi vào thế khó trong bối cảnh hãng đang chờ phê duyệt mẫu máy bay mới.

Các nhà điều tra cho biết còn quá sớm để xác định nguyên nhân khiến chốt cửa rơi ra từ bên hông chiếc máy bay Boeing MAX 9 với 171 hành khách trên khoang ngày 5/1. Tuy nhiên theo Reuters dẫn lời Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho biết hôm 7/1, 171 máy bay Boeing MAX 9 sẽ không được phép cất cánh cho đến khi cơ quan này tin chắc rằng chúng có thể vận hành một cách an toàn.

Nếu cuộc điều tra xác định được vấn đề sản xuất chính là nguyên nhân cốt lõi khiến chốt cửa của MAX 9 tự bung ra, một cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề chất lượng có thể nổ ra. Điều này khiến Boeing chịu thêm áp lực về mặt quy định, đặc biệt là khi những trì trệ trong sản xuất khiến hãng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn khỏi sự gián đoạn tới từ đại dịch Covid-19 và đặc biệt là từ việc máy bay 737 MAX bị cấm bay do vấn đề an toàn. Các vụ tai nạn hồi năm 2018 và 2019 khiến gần 350 người thiệt mạng đã khiến 737 MAX bị cấm bay trong vòng 20 tháng.

Trong bối cảnh đó, Boeing đang đứng trước thách thức mở rộng danh mục dòng máy bay MAX nhằm thu hẹp khoảng cách với đối thủ Airbus của mình. Sau doanh số đáng thất vọng của MAX 9, máy bay thân hẹp lớn nhất của Boeing, công ty đang đặt cược vào dòng máy bay mới nhất của mình là MAX 10 có công suất lớn hơn. Do đó, sự chậm trễ trong việc chứng nhận MAX 10 nói riêng có thể khiến chiến lược bắc cầu những năm 2020 của Boeing chịu áp lực mới.

Lịch sử rắc rối của dòng máy bay này đã dẫn tới một số cải cách về quy định máy bay của Mỹ năm 2020 và sự cố của MAX 9 ngày 5/1 có thể khiến các cơ quan quản lý phải thực hiện các đường lối cứng rắn hơn nữa.

Reuters dẫn lời ông Jeff Guzzetti, cựu điều tra viên tai nạn hàng không Mỹ, cho biết điều cần chú ý đầu tiên sẽ thái độ của các cơ quan quản lý đối với việc phê duyệt chứng nhận cho dòng máy bay MAX 7. Hiện FAA đang đánh giá xem có nên cấp miễn trừ cho phép MAX 7 đạt được chứng nhận trước khi Boeing hoàn thành các thay đổi thiết kế bắt buộc hay không và vụ việc của MAX 9 “có thể khiến hãng bị từ chối”, ông cho biết.

Khi được Reuters liên hệ, FAA chỉ cho biết "sự an toàn sẽ quyết định tiến trình" của các dự án chứng nhận đang diễn ra, tuy nhiên từ chối đưa ra bình luận thêm.

Ngoài rắc rối với dòng máy bay MAX, Boeing hồi tháng 2/2023 cũng buộc phải tạm dừng giao hàng các mẫu máy bay 787 Dreamliner sau khi phát hiện lỗi phân tích dữ liệu. Nhà sản xuất máy bay khẳng định các lỗi này không liên quan đến các vấn đề trước đó khiến việc giao hàng bị dừng trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.