BSR thoát 'dớp' lỗ, đạt lợi nhuận cao nhất từ khi cổ phần hóa

DOANH NGHIỆP Việt nAM
10:58 - 27/01/2022
Nhà máy sản xuất của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Ảnh: BSR
Nhà máy sản xuất của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Ảnh: BSR
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ xăng dầu nhưng CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vẫn đạt lợi nhuận vượt trội nhờ giá dầu leo thang và đẩy mạnh công suất vào quý IV. 

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 hợp nhất với tổng doanh thu năm 2021 đạt 102.130 tỷ đồng, tăng 75% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.977 tỷ đồng, sau thuế đạt 6.673 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 6.704 tỷ đồng. Đây là con số lãi cao nhất của BSR kể từ sau cổ phần hóa (2018) và cải thiện nhiều so với mức lỗ 2.858 tỷ đồng năm 2020.

Riêng quý IV, Lọc hóa dầu Bình Sơn 34.762 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.674 tỷ đồng; gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Lọc hóa dầu Bình Sơn là 66.785 tỷ đồng, tăng hơn so với đầu năm 10.891 tỷ đồng. Nợ phải trả là 29.232 tỷ đồng, tăng 4.402 tỷ đồng so với đầu năm.

Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, trong năm qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với những đợt giãn cách xã hội làm cho nhu cầu tiêu thụ tiêu thụ xăng dầu của nhà máy giảm mạnh. Trong quý III, nhà máy lọc dầu Dung Quất buộc phải giảm công suất về ngưỡng tối thiểu để vận hành nhằm tránh tồn kho tăng cao. Điều này khiến cho sản lượng sản xuất của nhà máy trong quý III không đạt kế hoạch.

Lợi nhuận ròng của BSR trong các quý gần đây.

Đầu quý IV, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, chính sách khôi phục kinh tế giúp sức tiêu thụ của thị trường tăng lên đáng kể. Tại thời điểm này, công ty đã tăng công suất nhà máy, có thời điểm hoạt động ở công suất 108% - ngang bằng công suất trước khi các đợt dịch xảy ra.

Ngoài ra, công ty còn được hưởng lợi khi năm 2021, giá dầu thô liên tục tăng mạnh. Giá Dated Brent liên tục tăng từ 49,89 USD/thùng bình quân tháng 12/2020 lên 83,66 USD/thùng bình quân tháng 10/2021; sau đó giảm về 74,10 USD/thùng bình quân tháng 12/2021.

Trong năm 2020, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá sản phẩm chính (xăng, dầu) khá thấp, có tháng giá dầu thô cao hơn giá sản phẩm đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020. Trong khi đó, năm 2021, nhất là những tháng cuối năm, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Năm 2021, cổ phiếu BSR cũng ghi nhận phục hồi thành công khi vươn lên từ mức giá nằm sàn chỉ 5.000 đồng – 7.000 đồng/cp. Dù cũng có những khoảng trồi sụt nhưng nhìn chung từ đầu năm 2021 đến nay, BSR đã tăng 150% (kết phiên 26/1, mã có giá 25.400 đồng).

Nhờ vậy mà năm qua, lãi cơ bản trên một cổ phiếu của BSR đạt 2.162 đồng, trong khi năm 2020 là -909 đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp