Cần có "vaccine chính sách" để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất

CHÍNH SÁCH Việt nAM
04:18 - 30/09/2021
Cần có 'Vắc xin' chính sách để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất
Cần có 'Vắc xin' chính sách để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất
0:00 / 0:00
0:00
Do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ ban hành những chính sách thiết thực, để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Sau dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành đã áp dụng biện pháp phong tỏa trước sự lây lan nhanh chóng của đợt dịch thứ tư. Chính vì vậy, nhiều hoạt động kinh doanh sản xuất buộc phải tạm dừng.

Tuy nhiên, biện pháp phong tỏa và tạm dừng các hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra thời gian dài đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Do đó, chính sách nào hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản sau khi chuyển sang trạng thái bình thường mới được nhiều sự quan tâm.

Nhà nước cần ban hành các chính sách để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất. Ảnh: Thành Vân

Nhà nước cần ban hành các chính sách để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất.

Ảnh: Thành Vân

Ông Phạm Bắc Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Bình Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Đà Nẵng kiến nghị: "Trong thời điểm hiện tại, doanh nghiệp kỳ vọng rất nhiều về chính sách hỗ trợ mà Chính phủ ban hành. Trong đó, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ ban hành văn bản hỗ trợ rõ ràng, để áp dụng ngay các chính sách giảm, giãn thuế như đã hứa".

Ông Phạm Bắc Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Bình Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Đà Nẵng: "Cần chính sách để doanh nghiệp ổn định hoạt động"
Ông Phạm Bắc Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Bình Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Đà Nẵng: "Cần chính sách để doanh nghiệp ổn định hoạt động"

Tiếp theo đó, doanh nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng mong muốn thành phố, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch ban hành một bộ quy tắc về ứng xử, sống chung với dịch cho cụ thể để doanh nghiệp thực hiện. Từ đó, khi dịch xảy ra, doanh nghiệp sẽ dựa vào bộ quy tắc này xử lý cho phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng an tâm hoạt động trong tình hình mới. Đối với chính sách gia hạn lãi, ông Bình mong muốn Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại cùng phối hợp với doanh nghiệp, để cùng nhau đưa ra những biện pháp tạo sức bật hậu COVID-19 này.

Sau khi áp dụng trạng thái bình thường mời, TP.Đà Nẵng phải có những quy định rõ ràng để doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động trở lại, nhất là việc đưa lao động từ các địa phương khác quay trở lại làm việc. Và các vấn đề này, doanh nghiệp cũng đang chờ biện pháp của thành phố.

“Sau nhiều tháng liền bị tác động bởi dịch COVID-19, doanh nghiệp cũng mệt mỏi và kiệt sức và ai cũng muốn quay lại cuộc sống như trước, nên chấp nhận sống trong tình thái bình thường mới. Tuy nhiên, trạng thái bình thường mới phải kèm theo các nguyên tắc”, ông Phạm Bắc Bình chia sẻ.

Ngoài ra, dù các cấp Trung ương có chủ trương nghiêm cấm các địa phương, không được ngăn sông cấm chợ. Nhưng vì phòng tránh dịch COVID-19, các địa phương thì lại có biện pháp riêng, điều này gây ra nhiều bất cập, nhất là luồng xanh.

Do đó, các doanh nghiệp mong muốn các cơ quan Trung ương có các biện pháp nhất quán, đồng thời thành lập một đường dây nóng để phản ánh những bất cập.

Theo ông Võ Duy Nghi, Chủ tịch Công ty Amity Logistics thì, hiện nay doanh nghiệp rất cần Chính phủ hỗ trợ về nguồn vốn, vì đã cạn kiệt do tác động của dịch COVID-19. Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ về lãi suất, tuy nhiên mức giảm là không đáng kể và rất khó cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn vay bởi các hàng rào kỹ thuật do ngân hàng đặt ra.

Ông Võ Duy Nghi, Chủ tịch Công ty Amity Logistics: "Giảm thuế để khôi phục hoạt động"
Ông Võ Duy Nghi, Chủ tịch Công ty Amity Logistics: "Giảm thuế để khôi phục hoạt động"

Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, doanh nghiệp cần thời gian để phục hồi nên đề nghị Chính phủ giảm hoặc miễn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Qua đó, Chính phủ nên có chính sách bảo lãnh hoặc cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, lãi suất cho vay từ 4 đến 5%/năm là phù hợp. Theo tình hình hiện nay, lãi suất cho vay vẫn còn rất cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp logistics đều làm ăn thua lỗ thì việc miễn giảm thuế trong thời gian qua không có tác dụng gì nhiều.

Đối với doanh nghiệp logistics, kinh doanh trong lĩnh vực kho bãi đề nghị Chính phủ có chính sách giảm tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp.

“Do nhiều doanh nghiệp logistics ngưng hoạt động trong một thời gian dài nên đề nghị Chính phủ miễn các chi phí đăng kiểm, chi phí bảo trì đường bộ trong năm 2021 và 2022 để giúp doanh nghiệp phục hồi sau dịch”, Chủ tịch Công ty Amity Logistics kiến nghị./.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.