'Cần nhìn nhận rõ các yếu tố mang tính cốt lõi, nền tảng giúp TTCK tăng trưởng bền vững'

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
22:20 - 28/07/2022
'Cần nhìn nhận rõ các yếu tố mang tính cốt lõi, nền tảng giúp TTCK tăng trưởng bền vững'
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 28/7/2022, dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Tài chính, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã diễn ra buổi gặp mặt các thành viên thị trường để ghi nhận sự đóng góp vì sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Nguyễn Thị Việt Hà - Quyền Chủ tịch HOSE cho biết, năm 2021, sự tăng trưởng đột biến về thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam đặt ra yêu cầu cần phát triển một giải pháp xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch tại HOSE. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE và Công ty CP FPT, Tập đoàn Sovico đã phối hợp triển khai giải pháp xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch tại HOSE và đưa giải pháp vào vận hành từ ngày 05/7/2021, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của thị trường. Qua một năm triển khai, giải pháp chống nghẽn lệnh đã và vẫn đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của thị trường.

Cũng tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, những thành quả mà thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được trong thời gian qua, cũng như sự đoàn kết, chia sẻ, đồng hành của các thành viên thị trường với Bộ Tài chính, cơ quan quản lý, các Sở Giao dịch Chứng khoán là một phần minh chứng quan trọng cho chủ trương, đường lối phát triển thị trường chứng khoán.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thứ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ trong đại dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 tới nay, cùng chung với xu thế chung toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm.

Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng, cần có sự nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc về thị trường hiện nay. Đặc biệt, cần nhìn nhận rõ các yếu tố mang tính cốt lõi, nền tảng có thể giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng và phát triển bền vững.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục giữ ổn định với GDP 6 tháng đạt 6,42%, lạm phát kiểm soát tốt, đặc biệt thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả tích cực, dù chúng ta đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, miễn giảm, giãn thuế cho người dân và doanh nghiệp. Điều này cũng cho thấy nền kinh tế nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng đang phục hồi và phát triển.

Về định hướng quản lý, tổ chức vận hành thị trường trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị triển khai hàng loạt các giải pháp về hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thêm hàng hóa mới, chất lượng, thúc đẩy tiến trình nâng hạng,… để tạo sự hấp dẫn cho thị trường, qua đó giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng chiều sâu, minh bạch và bền vững.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan cam kết tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển. Riêng về vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường, hiện nay, hệ thống KRX đang được cấp tốc triển khai và các thành viên có thể tin tưởng vào thời hạn vận hành chính thức chỉ còn tính theo tháng.

Song, vấn đề hệ thống công nghệ cho thị trường phải đảm bảo tính liên tục, cập nhật, hiện đại, do đó, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu, đề xuất để xây dựng thêm các dự án công nghệ khác, đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài của thị trường trong tương lai.

Thứ trưởng khẳng định, cơ quan quản lý sẽ xử lý rất nghiêm các trường hợp sai phạm trên thị trường để thị trường hoạt động lành mạnh, minh bạch, tạo điều kiện cho các thành viên, doanh nghiệp và nhà đầu tư chân chính.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.