'Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng nhất'

KINH TẾ DOANH NGHIỆP
15:10 - 11/08/2022
'Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng nhất'
0:00 / 0:00
0:00
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết ngành ngân hàng rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, song nhấn mạnh rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ là điều quan trọng nhất.

Sáng 11/8, phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ các doanh nghiệp với "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 63 địa phương, đại diện các doanh nghiệp du lịch, hàng không đã bày tỏ những khó khăn mà khối này đang gặp phải.

Lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp tại hội nghị, Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN và ngành ngân hàng rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Toàn ngành ngân hàng đã thực sự chia sẻ với doanh nghiệp và người dân, thể hiện qua các giải pháp chính sách trong suốt giai đoạn 2020-2021 và thể hiện bằng những con số rất cụ thể. Thống đốc nêu ví dụ, toàn ngành đã có chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp và người dân. Nguồn này chính là nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng.

"Tính toán của các đơn vị chức năng cho đến nay là tổng khoảng 50.000 tỷ đồng. Trong lúc doanh nghiệp khó khăn, NHNN đã ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, giữ nguyên nợ. Bằng cách này có thể giúp doanh nghiệp vay vốn của hệ thống ngân hàng khi gặp khó khăn và chưa trả nợ được", Thống đốc cho hay.

Theo đó, giải đáp những kiến nghị từ phía doanh nghiệp, Thống đốc cho biết, về lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Trong tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi ngân hàng, có doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị phá giá đồng Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản ánh nếu đồng Việt Nam phá giá thì làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu bị nhỡ. Trên thực tế, có thời điểm trước khi giảm giá đồng Việt Nam 9,2%, có nhiều doanh nghiệp phải phân bổ điều chỉnh tỷ giá trong nhiều năm.

Về tín dụng, theo bà Hồng, tháo gỡ tín dụng cho thị trường bất động sản, nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn muốn ngân hàng tập trung vốn vào lĩnh vực này. Đây là áp lực lớn đối với NHNN và đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Từ góc độ như vậy, NHNN điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ảnh tác giả

Chúng ta đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quên giai đoạn đó.

Vì vậy, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối là điều quan trọng, tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tình hình khó khăn chung nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hằng ngày, hằng giờ, NHNN đã cố gắng điều hành cơ bản ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát và kinh tế vĩ mô. Trong thời gian tới vẫn phải triển khai những công việc còn tồn đọng, khó khăn trước như tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng...

Riêng về tín dụng, theo Thống đốc, việc xác định tăng trưởng tín dụng như thế nào để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng, NHNN khẳng định tín dụng phải đạt được mục tiêu như vậy.

"Việc cấp tín dụng do tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với khách hàng và phải bảo đảm theo quy định của pháp luật.", bà Hồng cho biết.

Đối với tăng trưởng tín dụng, thời gian tới NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại; tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.

Đối với thị trường bất động sản, nguồn vốn của bất động sản giải quyết được rất nhiều "kênh" từ FDI, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng chỉ là 1 kênh.

Với ý kiến của Hiệp hội Bất động sản về việc kiều hối cũng là nguồn đầu tư bất động sản nhưng trong bối cảnh tỷ giá USD mạnh lên, lãi suất quốc tế tăng lên trong khi chúng ta yêu cầu trong nước phải ổn định lãi suất thì dòng kiều hối sẽ hạn chế vào, thậm chí còn chuyển ra. Như vậy sẽ đặt áp lực cho NHNN về điều hành tỷ giá.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.